Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não là vô cùng quan trọng mà các bố mẹ cần biết. Dấu hiệu nhận biết bại não rất khó phát hiện. Cùng Medplus tìm hiể kĩ qua bài viết dưới đây!
Dấu hiệu 1: Dấu hiệu trẻ bị bại não giai đoạn sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, nhận biết bại não thường gặp nhiều khó khăn. Trẻ bị bại não thường có những triệu chứng sau đây:
Nhìn thấy bằng mắt thường được
- Trẻ có khả năng bú rất kém. Đặc biệt là trẻ hay bị rụt hoặc thè lưỡi ra ngoài. Đồng thời thường xuyên ị sặc sữa
- Trẻ có đầu to hoặc bé bất thường. Kích thước đầu có thể tăng theo năm tháng, khớp sọ bị giãn rộng. Ngoài ra trẻ còn có khuôn mặt tròn, mắt xếch và lưỡi thì to, dày hơn bình thường
- Với những trẻ bị bại não thì thường có lưng, cổ yếu mềm nhũn. Các khớp yếu, không giữ được thăng bằng, đầu ngẩng lên chậm và không chắc. Ngoài ra nếu bị nằm ở một tư thế nhất định thì khi ngửa cổ, ưỡn lưng hoặc chi xoắn vặn các khớp, cơ sẽ bị co cứng và kích thích.
- Tứ chi không phát triển và vận động bình thường: Trẻ bị bại não thường rất khó cử động do chân yếu, tay mềm và co cứng ở tư thế gập. Trong đó chân đồ vào trong hoặc ra ngoài, các ngón tay, chân khép chặt vào nhau. Với những trẻ đến tháng thứ 5 vẫn không thể tự cầm nắm một số vật như những trẻ bình thường khác. Một số phản xạ không điều kiện sẽ bị mất đi, nói cách khác trẻ không có khả năng tự vệ và có một số phản xạ về bệnh lý.
Dấu hiệu cần chú ý
- Tâm lý bị rối loạn: Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc nhiều, la hét khi bị kích thích. Hoặc không nhạy bén, kém linh hoạt. Cần phải theo dõi kỹ hơn biểu hiện này bởi nó không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn.
- Thần kinh bị rối loạn: Ngoài những dấu hiệu trẻ bị bại não kể trên thì thần kinh bị rối loạn, kém linh hoạt. Bên cạnh đó, quấy khóc nhiều hoặc có thể li bì…cũng là biểu hiện của bệnh bại não
Dấu hiệu 2: Những dấu hiệu trẻ lớn bị bại não
Ở trẻ lớn, những dấu hiệu trẻ bị bại não sẽ dễ dàng phát hiện hơn nhờ vào các biểu hiện dưới đây:
- Dáng đi thay đổi: Trẻ bị đi lệch, hai đầu gối có thể chụm khép chặt vào nhau, kèm theo bị co cứng các cơ. Trẻ chỉ đứng trên các đầu ngón chân, duỗi cứng hai bàn chân hoặc đi bằng 2 mũi chân. Triệu chứng này dẫn đến dáng đi xiêu vẹo và dễ bị ngã.
- Trẻ biết đi muộn hơn so với những trẻ khác. Ngoài ra trẻ thường đi lạch bạch, bàn chân phẳng. Bên cạnh đó trẻ còn chậm hơn so với các trẻ khác trong giai đoạn lẫy, bò, đứng, ngồi.
- Trẻ ít có nhận thức trong việc phân biệt người lạ, quen, không thể biểu lộ tình cảm, chậm nói, không thể gọi hoặc phát hiện tiếng động. Đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não mà bố mẹ cần chú ý.
Trẻ bị bại não có chữa được không?
Các chuyên gia bác sĩ khoa thần kinh cho rằng bại não KHÔNG thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì có thể giảm được những biến chứng của bệnh về sau.
Hiện nay với sự phát triển của nền Y học hiện đại thì có rất nhiều phương pháp điều trị bại não như châm cứu, bấm huyệt, diện chuẩn, ghép tế bào gốc và điều trị bằng oxy cao áp. Trong tất cả các phương pháp thì hồi phục chức năng được áp dụng nhiều nhất hiện nay và được cả thế giới công nhận.
Trong khi thực hiện các phương pháp điều trị bại não, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị kết hợp:
- Điều hòa cảm giác với những trẻ bị rối loạn cảm giác
- Phục hồi chức năng với trẻ bị chậm phát triển vận động
- Phương pháp trị liệu ngôn ngữ tiến hành áp dụng với những trẻ bị chậm nói, rối loạn ngôn ngữ hoặc gặp khó khăn âm ngữ.
- Biện pháp giúp trẻ sớm hòa nhập, tương tác với xã hội đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp.
Những phương pháp can thiệp trên đây cần phải được thực hiện thường xuyên. Nó còn cần điều trị kết hợp chứ không dừng lại ở biện pháp phục hồi chức năng thông thường.
Các bố mẹ phải tìm hiểu kĩ các dấu hiệu nhận biết bại não để trẻ được can thiệp càng sớm càng tốt. Hiệu quả giảm dần khi việc phát hiện càng muộn, kết quả điều trị không như mong muốn.
Xem thêm 03 Nguyên nhân gây bại não
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD