Site icon Medplus.vn

03 Nguyên Nhân Chính Gây Đa Nang Buồng Trứng

03 NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA ĐA NANG BUỒNG TRỨNG

03 NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA ĐA NANG BUỒNG TRỨNG

Đa nang buồng trứng là căn bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ. Cùng Medplus tìm hiểu nguyên nhân gây đa nang buồng trứng qua bài viết dưới đây!

Đa nang buồng trứng là gì?

Buồng trứng đa nang (hay còn gọi là PCOS – Polycystic Ovary Syndrome) là bệnh xảy ra ở những phụ nữ. Xuất hiện khi có quá nhiều hormone sinh dục nam. Trong khi đó, lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể không đủ. Điều này khiến sự rụng trứng trở nên bất thường hơn. Nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormone. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt tăng nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm: tiểu đường, tim mạch và rối loạn sinh sản.

Đa nang buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ

Khi phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, lượng hormone sinh dục nam trong cơ thể  quá nhiều. Nó làm ngăn cản sự rụng trứng khiến trứng chứa đầy trong nang trứng. Nhiều phụ nữ mắc bệnh này có buồng trứng giãn rộng. Trong đó chứa các cụm nang nhỏ. Nếu nang trứng không phát triển bình thường và việc rụng trứng xảy ra không đúng theo chu kỳ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng. Cụ thể là hormone nam và nữ trong cơ thể.

Đa phần phụ nữ bị bệnh buồng trứng đa nang, cơ thể sẽ phản ứng với đề kháng insulin. Nó ngăn không cho đường (glucose) chuyển hóa. Việc điều trị được tiến hành bằng cách bổ sung insulin nhằm đưa đường (glucose) vào tế bào. Bên cạnh đó còn lưu giữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu cơ thể có chứa quá nhiều insulin, phụ nữ sẽ dễ thèm ăn. Yếu tố này dẫn đến tăng cân và sản sinh thêm kích thích tố nam.

Buồng trứng đa nang làm ảnh hưởng 5 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vì vậy, căn bệnh này đã trở thành một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở phụ nữ.

Cùng Medplus tìm hiểu nguyên nhân gây đa nang buồng trứng

Nguyên nhân 1: Di truyền

Đây là yếu tố có nguy cơ cao nhất khiến bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu mẹ, chị gái hoặc em gái của bạn bị buồng trứng đa nang, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị tiểu đường hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ khả năng một số gen nhất định có liên quan với hội chứng buồng trứng đa nang.

Nguyên nhân gây đa nang buồng trứng có thể do di truyền

Nguyên nhân 2: Kháng insulin hay do rối loạn hội chứng trao đổi chất.

Bạn có biết insulin là nội tiết tố quan trọng giúp kiểm soát glucose (đường) trong cơ thể, chuyển hóa đường trong máu vào tế bào. Nếu cơ thể bạn có khả năng kháng insulin nghĩa là các mô trong cơ thể có sự đề kháng với những tác động của insulin. Điều này vô tình khiến khả năng sử dụng insulin có thể bị gián đoạn. Do đó, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhiều hơn để cung cấp đường cho tế bào. Lượng insulin dư thừa này có thể tác động xấu đến buồng trứng bằng cách tăng sản xuất androgen. Sự gia tăng sản xuất androgen có thể cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng, gây ra tình trạng mụn trứng cá và rụng tóc.

Tế bào đường sẽ được chuyển đổi thành chất béo khiến người bệnh dễ tăng cân

Ngoài ra, khi không được chuyển hóa vào tế bào đường sẽ được chuyển đổi thành chất béo. Điều này khiến người bệnh bị tăng cân, béo phì hoặc rất khó giảm cân.

Nguyên nhân 3: Chế độ ăn uống

Nhiều giả thuyết nghi ngờ rằng chế độ ăn uống có quá nhiều tinh bột đường cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng đa nang buồng trứng. Trong thực tế, hầu hết người bị đa nang buồng trứng là người thừa cân. Song những người gầy cũng có nguy cơ. Cơ thể không cân đối. Biểu hiện  vòng 2 phát phì (béo bụng) là đặc trưng của hội chứng chuyển hóa gây ra bởi sự đề kháng insulin

Chế độ ăn uống chưa phù hợp có thể dẫn đến mắc bệnh đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng là căn bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ. Bên cạnh di truyền, nguyên nhân dẫn gây đa nang buồng trứng còn do chịu các tác động từ môi trường. Cùng Medplus tìm hiểu nguyên nhân gây đa nang buồng trứng qua bài viết trên để biết bảo vệ sức khỏe của mình hơn.

Xem thêm: 4 nguyên nhân gây ra bệnh lang beng

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version