Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Cùng Medplus tìm hiểu 03 phương pháp điều trị dịch hạch.
Dịch hạch là bệnh gì?
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác. Bệnh dịch hạch được xếp vào bệnh “tối nguy hiểm” và có ổ bệnh thiên nhiên.
Cùng Medplus tìm hiểu 03 phương pháp điều trị dịch hạch để trang bị thêm kiến thức cho bản thân:
Phương pháp 1: Phương pháp Đông y
Bệnh dịch hạch có thể điều trị cả bằng phương pháp đông y lẫn tây y. Nếu người bệnh muốn chữa bằng đông y có thể tham khảo bài thuốc với các vị gồm phượng vĩ thảo 90g, sắc uống theo thang và uống liên tục trong 8 ngày.
Hoặc bạn có thể tham khảo một số bài thuốc khác như cây bạc đầu 30g, cát cánh 12g, cam thảo 9g và sắc uống theo ngày, mỗi ngày một thang. Thang tiếp theo với cỏ tàu đen tươi 50g, vỏ bí đao 15g, mỗi ngày sắc uống một thang. Thang thuốc cuối cùng có thể tham khảo là cây xà môi tươi 100g, cũng sắc uống ngày một thang.
Phương pháp 2: Phương pháp Nam y
Hiện nay, bệnh dịch hạch chưa được nghiên cứu để điều trị bằng thuốc nam bạn có thể tham khảo cách chữa bằng đông y hoặc tây y, tránh để bệnh nặng làm biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Bạn có thể ăn cháo gạo lứt nhừ với muối cùng rau sam còn cả rễ, luộc lấy nước uống. Cây sam còn có tên khác là ngũ hành thảo, tốt cho những người bị bệnh dịch hạch.
Phương pháp 3: Phương pháp Tây y
Sử dụng kháng sinh
Những nhóm kháng sinh có giá thành tương đối rẻ như aminoglycosides, tetracyclines, sulfonamides và cloramphenincol, nhưng cần lựa chọn cũng như độ phù hợp với kháng sinh như chức năng thận, bệnh nhân có dung nạp với kháng sinh hay không, tác dụng phụ của thuốc, tuổi, giới tính hay tình trạng bệnh.
Kháng sinh streptomycin và gentamycin là kháng sinh hiệu quả nhất trong điều trị dịch hạch, nó có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh khác. Hai loại này rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh dịch hạch nhưng cần cẩn trọng với những người bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Một số loại kháng sinh khác cũng được sử dụng nhưng nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ em nên có những lựa chọn phù hợp do tác dụng của thuốc và nhóm aminoglycosides được coi là nhóm an toàn và hiệu quả đối với đối tượng này.
Điều trị triệu chứng
Bệnh dịch hạch khiến người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng khác như sốt, giảm đau… vậy cần kết hợp chữa nó để chống lại suy đa phủ tạng và hồi sức tích cực trong những thể nặng. Bạn cần cân bằng nước – điện giải, chống toan huyết và trợ tim mạch, hô hấp tốt.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh dịch hạch gây nên bởi loại trực khuẩn có tên là Yersina pestis. Nó sống trung gian trong các loài vật gặm nhấm như chuột, bọ… từ đó lan sang người.
Loại khuẩn này xuất hiện mạnh mẽ vào mùa hanh khô, phù hợp với thời kỳ phát triển của động vật. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện vào một vài thời điểm trong năm, đặc biệt có cả trong mùa mưa.
Bệnh dịch hạch ở người thường xuất hiện với hai dấu hiệu là thể hạch và thể nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn lây lan đến phổi và não thông qua đường máu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch hạch và những nguy hại mà nó mang đến.
Bệnh dịch hạch có thể lây truyền từ con vật sang người, từ người sang người có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc đường máu. Trong nhiều trường hợp, nguồn bệnh cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc da như sờ vào mủ trên súc vật bị bệnh, màng tiếp hợp, ống tiêu hóa.
Xem thêm 04 Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Dịch Hạch
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD