Site icon Medplus.vn

04 Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Cường Lách

04 Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Cường Lách

04 Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Cường Lách

Cường lách là hội chứng gây ra do sự to lên của lách và sự sụt giảm các tế bào máu bao gồm hồng cầu và bạch cầu. Cùng Medplus tìm hiểu 04 Biện pháp chẩn đoán bệnh cường lách.

Cường lách là gì?

Lách là cơ quan quan trọng trong cơ thể, giữ chức năng sản xuất tế bào máu trong thời kỳ bào thai. Ngoài ra, lách còn là nơi tiêu hủy hồng cầu đã già cỗi. Nó sản xuất thực bào và miễn dịch. Lách cũng có chức năng tạo ra các kháng thể để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.

Cường lách là hội chứng gây ra do sự to lên của lách và sự sụt giảm các tế bào máu. Trong đó bao gồm hồng cầu và bạch cầu. Chứng cường lách có các đặc điểm:

Cùng Medplus tìm hiểu 04 Biện pháp chẩn đoán bệnh cường lách:

Biện pháp 1: Xét nghiệm máu

đánh giá số lượng các tế bào máu dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Xét nghiệm máu tổng quát có khả năng “chỉ điểm” các bệnh về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu. Chẳng hạn như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu. Thậm chí là ung thư máu và rối loạn miễn dịch. Các bệnh lý này được bác sĩ chẩn đoán qua các thông số xét nghiệm máu:

  • Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. Có thể mất nước, xuất huyết. Hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.
  • Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Đây là chỉ số sinh hóa máu quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Nó bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Số lượng bạch cầu trở nên bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Còn có thể ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra các tiểu cầu: Thực hiện vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Tiểu cầu có nhiệm vụ làm lành vết thương trên thành mạch máu và ngưng chảy máu. Mức tiểu cầu bất thường sẽ gây ra rối loạn chảy máu (không đủ tiểu cầu để đông máu). Hoặc cũng có thể bệnh dễ tụ huyết khối (máu quá đông).
Xét nghiệm máu

Biện pháp 2: Siêu âm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính

Xác định lách to, kích thước của lách và đánh giá sự chèn ép của lách lên các cơ quan lân cận.

Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng là quá trình thăm khám các tạng của tầng trên ổ bụng. Bao gồm: gan-mật, tụy, lách, dạ dày, tá tràng … trên hệ thống máy đa dãy đầu thu, có phần mềm xử trí hình ảnh, tái tạo ảnh và dựng hình mạch máu theo các kỹ thuật 3D, MIP, MPR.

Ngoài việc đánh giá tình trạng nhu mô các tạng, đánh giá động học ngấm thuốc của tổn thương thì quá trình khảo sát và dựng hình mạch máu còn cho phép đánh giá hình thái bình thường, bệnh lý của các mạch  cấp máu cho các tạng; các cuống mạch cấp máu và cuống mạch dẫn lưu của các tổn thương u, dị dạng mạch.

Biện pháp 3: Chụp cộng hưởng từ hạt nhân

đánh giá dòng máu chảy qua lách.

Cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.

Hình ảnh cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, sắc nét và rõ ràng, chi tiết, giải phẫu tốt và có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cho bác sĩ đối với bệnh lý của bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả chẩn đoán của MRI tốt hơn rất nhiều so với siêu âm, chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT…

Bên cạnh đó cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia xạ, rất an toàn, nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.

Biện pháp 4: Các xét nghiệm khác

chức năng gan, huyết tủy đồ, sinh thiết tủy xương để tìm nguyên nhân dẫn đến cường lách.

Xem thêm 05 Nguyên nhân gây cường lách

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version