Site icon Medplus.vn

04 Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Dịch Hạch

04 Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Dịch Hạch

04 Biện Pháp Chẩn Đoán Bệnh Dịch Hạch

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Cùng Medplus tìm hiểu 04 Biện pháp chẩn đoán bệnh dịch hạch.

Dịch hạch là bệnh gì?

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác. Bệnh dịch hạch được xếp vào bệnh “tối nguy hiểm” và có ổ bệnh thiên nhiên.

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra

Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn 04 Biện pháp chẩn đoán bệnh dịch hạch:

Biện pháp 1: Nhuộm soi vi khuẩn trực tiếp

Nhuộm Gram

Đây là phương pháp nhuộm phổ biến nhất trong vi sinh lâm sàng là cơ sở đầu tiên cho định danh vi sinh vật. Trong phương pháp này phân ra vi khuẩn Gram âm và Gram dương, cơ sở khoa học là cấu tạo vách của vi khuẩn Gram dương gồm nhiều lớp petidoglycal cho ta hình ảnh vi khuẩn bắt màu tím than, còn vách vi khuẩn Gram âm chỉ có một lớp peptidoglycal nên bắt màu hồng. Thành phần cấu tạo của thuốc nhuộm có phenol giúp vi khuẩn gắn màu tốt. Cần chú ý không để tiêu bản đã nhuộm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay tia cực tím (UTV) làm bay màu gây nhầm lannx khi soi. Chỉ làm khô tiêu bản ở nhiệt độ phòng.

Nhuộm ZIEHL – NELLSEN

áp dụng cho các vi sinh vật khánh cồn kháng toan như các Mycobacterium ( Lao, hủi), Norcacdia, Isospora, Cryptococcus…. Các vi sinh vật này thành phần cấu tạo vách có yếu tố thừng ( cord factor) và acide mycholique giúp vi khuẩn không bị tẩy màu với cồn acide khi nhuộm. Thành phần của thuốc nhuộm có phenol giúp vi sinh vật gắn màu bền vững.

Biện pháp 2: Cấy và phân lập vi khuẩn

Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu nuôi cấy vi khuẩn.

Mục đích của phương pháp phân lập là tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các clon thuần khiết để khảo sát và định loại. Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn đã tạo ra những khuẩn lạc, hình thái của các khuẩn lạc sẽ mang tính đặc trưng của từng loại vi khuẩn. Việc mô tả chính xác các khuẩn lạc đã tách rời có thể góp phần rất quan trọng trong việc chẩn đoán vi khuẩn học. Các nhà nghiên cứu vi khuẩn học đã tiêu chuẩn hoá có ý nghĩa khi miêu tả hình dáng, độ cao và bờ, rìa của khuẩn lạc.

Điều quan trọng cách nuôi vi khuẩn là tránh không đưa thêm vi sinh vật ngoại nhiễm vào môi trường nuôi cấy. Do vậy, ngoài các thao tác luôn phải được tiến hành trong điều kiện vô trùng tuyệt đối, mọi yếu tố từ môi trường, dụng cụ chứa, dụng cụ nuôi cấy đến các vật dụng cần thiết đều phải được khử trùng trước khi sử dụng.

Phương pháp 3: Phát hiện kháng nguyên F1 của vi khuẩn dịch hạch

Để khẳng định chẩn đoán một trường hợp mắc bệnh dịch hạch. Không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã đề cập mà còn phải cần sự phối hợp của các xét nghiệm cận lâm sàng xác định sự hiện diện của vi khuẩn. Các loại bệnh phẩm có thể thu thập để làm xét nghiệm bao gồm mủ từ hạch viêm, máu, đờm. Đặc biệt các chất tiết vùng họng, huyết thanh của chuột hoặc bọ chét.

Phương pháp 4: Miễn dịch huỳnh quang

Miễn dịch huỳnh quang (MDHQ) là phương pháp nhuộm hóa mô giúp phát hiện ra kháng thể ở trong mô hay trong dịch cơ thể.

Phản ứng miễn dịch huỳnh quang

Xem thêm 05 Phương pháp phòng ngừa dịch hạch

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version