Site icon Medplus.vn

04 Đường Lây Bệnh Dịch Hạch

04 Đường Lây Bệnh Dịch Hạch - Medplus

04 Đường Lây Bệnh Dịch Hạch

Bệnh dịch hạch có 4 đường lây, trong đó chủ yếu lây qua đường máu. Cùng Medplus tìm hiểu 04 đường lây bệnh dịch hạch.

Dịch hạch là bệnh gì?

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác. Bệnh dịch hạch được xếp vào bệnh “tối nguy hiểm” và có ổ bệnh thiên nhiên.

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra

Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về 04 đường lây bệnh dịch hạch:

Đường lây 1: Đường máu

Lây qua vết đốt của côn trùng, chủ yếu là do bọ chét Xenopsylla cheopis. Bọ chét hút máu làm lan truyền bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người. Đây là con đường phổ biến nhất, lây qua đường máu. Vì vậy cần có sự có mặt của vật trung gian truyền bệnh. Bọ chét hút máu của vật chủ (chuột). Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch từ đó đến nhân lên trong tiền dạ dày của bọ chét. Nó làm tắc nghẽn đường tiêu hoá. Khi bọ chét đốt vật chủ mới (người), vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và gây bệnh. Thông thường sự lan truyền bệnh ghi nhận được từ các loài động vật gặm nhấm như chuột, thỏ,… sang người. Tuy nhiên sự lây lan trực tiếp từ người sang người vẫn xảy ra thông qua bọ chét Pulex irritans, ở Nam Phi.

Đây là con đường lây bệnh dịch hạch phổ biến nhất. Vì vậy chúng ta cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Từ đó, tránh được các côn trùng lây bệnh.

Bệnh dịch hạch lây chủ yếu qua đường máu

Đường lây 2: Đường tiêu hoá:

Thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp gieo rắc mầm bệnh vào. Đường lây này trên thực tế ít nguy hiểm vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị chết khi đun sôi, nấu chín.

Đường lây 3: Đường hô hấp

Từ bệnh nhân bị dịch hạch thể phổi có thể lây trực tiếp cho người xung quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… Hoặc hít phải vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch.

Đường lây 4: Đường da, niêm mạc

Khi da trên cơ thể người bị trầy xước, tổn thương các vi khuẩn từ động vật nhiễm bệnh có thể xâm nhập qua da gây bệnh, những trường hợp này rất hiếm gặp. Vi khuẩn dịch hạch có thể xâm nhập trực tiếp qua cả da lành và các vết thương hở trên da.

Nguyên nhân bệnh Dịch hạch

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn dịch hạch có tên gọi là Yersinia pestis. Đây là một loại trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong vòng 30 phút, ở 1000C trong vòng 1 phút và tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng. Yersinia pestis được đặt tên theo người phát hiện ra nó là bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin.

Đối tượng nguy cơ bệnh Dịch hạch

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dịch hạch bao gồm:

  • Môi trường sống ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh
  • Sống trong các khu vực bệnh dịch hạch lưu hành
  • Thường xuyên tiếp xúc với các loài động vật gặm nhấm
  • Sức đề kháng của cơ thể suy yếu

Xem thêm 04 Triệu chứng bệnh dịch hạch

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version