Site icon Medplus.vn

Các Cách Phân Loại Bại Não

Các cách phân loại bại não

Các cách phân loại bại não

Bại não là một bệnh lý về thần kinh nặng nề do não bộ bị tổn thương. Bệnh để lại di chứng suốt đời, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Cùng Medplus tìm hiểu cách phân loại bại não theo thể lâm sàn!

Bại não là gì?

Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Nó gây nên bởi tình trạng tổn thương não bộ không tiến triển theo thời gian.  Nguyên nhân gây nên bởi các nguyên nhân trước sinh, trong và sau sinh cho đến dưới 5 tuổi. Bại não gây ra tình trạng đa tàn tật về vận động, tinh thần, giác quan và hành vi… để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội

Bại não là một bệnh lý về thần kinh nặng nề do não bộ bị tổn thương

Do một hoặc nhiều phần của não bộ bị tổn thương, người bệnh không thể vận động các phần cơ một cách bình thường. Ngoài ảnh hưởng đến vận động, nhiều trường hợp trẻ bị bại não còn kèm theo các tình trạng tàn tật khác. Nó cần phải được điều trị như: Chậm phát triển trí tuệ, rối loạn khả năng học tập, động kinh, thay đổi hành vi, những vấn đề về thị giác, thính giác và ngôn ngữ. Tỷ lệ bại não khoảng 2/1000 trẻ mới sinh. Bệnh có tỷ lệ mắc ở trẻ trai cao hơn trẻ gái (1.35/1).

Phân loại bại não theo thể lâm sàng

Phân loại 1: Bại não thể liệt cứng (spastic cerebral palsy)

Bại não thể liệt cứng chiếm khoảng 70 – 80%.
Trẻ mắc thể này có biểu hiện các cơ co cứng, luôn ở trạng thái tăng trương lực cơ. Mọi hoạt động vận động của trẻ đều rất khó khăn. Trẻ khó cầm nắm, bò hoặc đi. Thể lâm sàng này lại được chia làm ba phân nhóm nhỏ:

Bại não thể liệt cứng

Liệt cứng 2 chi dưới

Trẻ có bất thường co cứng rõ ở 2 chi dưới. Ở thể này, do các cơ khép đùi bị co cứng, chân trẻ luôn bị kéo vào trong làm cho trẻ có dáng đi bắt chéo hai chân rất đặc trưng.

Liệt cứng nửa người

Thường có biểu hiện liệt cứng một bên (phải hoặc trái). Thường thì chi trên bị ảnh hưởng nặng hơn chi dưới.

Liệt cứng tứ chi

Bệnh nhân thuộc nhóm này có biểu hiện liệt cứng cả 2 chi trên và 2 chi dưới cùng với các cơ trục thân. Cả các cơ ở mặt cũng bị ảnh hưởng làm cho trẻ bị tàn phế rất nặng.

Phân loại 2: Bại não thể múa vờn hay loạn động

Khoảng 6% bệnh nhân bại não thuộc thể này.
Thể loạn động đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm).
Trẻ thường có các động tác bất thường không kiểm soát được. Các động tác này có nhịp điệu chậm, biên độ đôi khi rộng như đang múa nhưng trẻ không ý thức được điều này.
Do bất thường trong kiểm soát các cử động, bệnh nhân khó có tư thế vận động bình thường, các cơ ở mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng làm trẻ khó bú, khó nuốt, khó nói.

Bại não thể múa vờn

Phân loại 3: Bại não thể thất điều

Thể thất điều chiếm tỷ lệ khoảng 6%.
Ở thể này, cân bằng tư thế và phối hợp động tác bị ảnh hưởng, trẻ khó kiểm soát tư thế dáng đi lảo đảo, vùng thắt lưng hay đong đưa. Khả năng phối hợp vận động kém do đó trẻ khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự nhịp nhàng như vỗ tay theo nhịp hay viết chữ.

Bại não thể thất điều

Phân loại 4: Bại não thể phối hợp

Trẻ bị bại não thể phối hợp thường phối hợp 2 trong các thể bại não trên, thường gặp phối hợp thể co cứng với thể múa vờn, những trường hợp này thường bị tàn tật nặng nề.

Xem thêm 03 Nguyên nhân gây bại não

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version