Site icon Medplus.vn

04 Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Đau Đầu

04 Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Đau Đầu

04 Phương Pháp Chẩn Đoán Bệnh Đau Đầu

Đau đầu là một triệu chứng bệnh thường gặp, do sự xáo động trong cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng đầu. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về chứng bệnh này. Đặc biệt là 04 Phương pháp chẩn đoán bệnh đau đầu.

Hiểu đúng về bệnh đau đầu

Trong y học, đau đầu là một triệu chứng bệnh thường gặp. Biểu hiện là đau nhức nhói ở phần đầu do nhiều căn bệnh khác nhau gây ra. Đau đầu là do sự xáo động trong các cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng đầu. Bản thân bộ não không nhạy cảm với đau, vì nó không có thụ thể cảm nhận đau. Một số vùng trên đầu và cổ có các cấu trúc nhạy cảm đau. Các cấu trúc này chia làm hai loại: trong sọ (mạch máu, màng não, và các dây thần kinh sọ) và ngoài sọ (màng ngoài xương sọ, cơ, dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch, mô dưới da, mắt, tai, xoang và niêm mạc).

Đau đầu là một triệu chứng bệnh thường gặp, do sự xáo động trong cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng đầu

Ngoài hỏi bệnh để khai thác tiền sử, để chẩn đoán chính xác đau đầu do đâu cần thực hiện khám, gồm:

Phương pháp 1: Khám toàn thân

Toàn bộ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim mạch, phải đo huyết áp, dù là bệnh nhân trẻ (đề phòng cơn tăng huyết áp ác tính).

Khám toàn thân là phương pháp chẩn đoán bệnh đau đầu chính xác. Từ đó, ta sẽ nhận được lời khuyên của bác sĩ để cải thiện.

Khám toàn thân

Phương pháp 2: Khám thần kinh – tâm thần

  • Chú ý khám tại chỗ.
  • Quan sát xem sọ và mặt có biến dạng, có sẹo dày, da đầu có nổi u cục, có điểm đau trên sọ và trên đường đi của những nhánh dây V không.  Sờ, gõ vào vùng mà bệnh nhân kêu đau và vùng đối diện (ví dụ: có thể phát hiện tiếng gõ “boong boong” của úng thuỷ não). Khám cẩn thận, toàn diện về thần kinh – tâm thần.
  • Khám vận động nhãn cầu, các phản xạ đồng tử và chức năng thăng bằng.
  • Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh đau đầu khá phổ biến hiện nay.

Phương pháp 3: Khám chuyên khoa

  • Mắt: khúc xạ, thị lực, thị trường, áp lực nhãn cầu, áp lực động mạch võng mạc, đáy mắt.
  • Tai – mũi – họng các xoang.
  • Răng.

Phương pháp 4: Khám xét cận lâm sàng

  • Chụp sọ, chụp các xoang và chụp cột sống cổ.
  • Xét nghiệm máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, định lượng ure huyết, nước tiểu (đường, albumin).

Trong các trường hợp cần thiết tiến hành:

  • Chọc ống sống thắt lưng (khi không có chống chỉ định).
  • Ghi điện não.
  • Chụp động mạch não (AG).
  • Chụp khí não đồ (PEG).
  • Chụp CT.scanner hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não.

Đối tượng nguy cơ bệnh Đau đầu

Đau đầu xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, từ nam giới đến nữ giới, từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên đối tượng hay gặp nhất là:

  • Phụ nữ: vì tình trạng đau đầu, rõ hơn là bệnh đau nửa đầu xuất hiện có thể do sự thay đổi lượng hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể người phụ nữ, cơn đau đầu dễ xảy ra  hơn khi phụ nữ có kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh.
  • Bệnh nhân có huyết áp tâm thu thấp hoặc chênh lệch 2 chỉ số huyết áp thấp có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác.
  • Những đối tượng có thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, người hay bị căng thẳng, mất ngủ, stress,…rất dễ bị đau đầu..
  • Người làm việc trên máy tính liên tục không nghỉ, nhân viên văn phòng ngồi 1 chỗ làm việc

Đau đầu là chứng bệnh thường gặp. Vì vậy, nhiều khi chúng ta sẽ chủ quan về nó. Đây là việc làm không đúng. Nếu có bất cứ tình trạng nào của cơ thể bất thường, ta nên đến gặp bác sĩ. Nắm được cách chẩn đoán bệnh đâu đầu sẽ là hành trang tốt, cần biết nếu ta không may mắc chứng bệnh này.

Xem thêm 03 Triệu chứng của bệnh đau đầu

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD