Site icon Medplus.vn

04 Phương Pháp Phục Hồi Sau Chấn Thương Sọ Não

04 Phương Pháp Phục Hồi Sau Chấn Thương Sọ Não

04 Phương Pháp Phục Hồi Sau Chấn Thương Sọ Não

Chấn thương sọ não là căn bệnh nguy hiểm, do chấn thương ở vùng đầu. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, để lại rất nhiều biến chứng về sau. Cùng Medplus tìm hiểu về cách phục hồi sau chấn thương sọ não.

Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não là bị chấn thương vùng đầu. Có thể gây chảy máu não. Với mọi tác động từ bên ngoài đều có thể gây chấn thương. Ở mức độ nhẹ thì bị mất ý thức dưới 30 phút.

Chấn thương sọ não gây rối loạn hoạt động của các tế bào não dẫn đến mất ý thức tạm thời. Nếu chấn thương đầu nặng có thể bị rách, bầm tím các tế bào mô não.

Chấn thương sọ não là bị chấn thương vùng đầu

Cùng Medplus tìm hiểu về các phương pháp phục hồi sau chấn thương sọ não

Phương pháp 1: Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ phục hồi chức năng

Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi sau chấn thương sọ não, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình hội phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề. Ví dụ như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác.

Khi bệnh nhân đã được điều trị qua khỏi tình trạng cấp tính. Ta có thể được hướng dẫn bằng một chương trình phục hồi chức năng. Ta cần chú ý qua các giai đoạn. Trong giai đoạn cuối cùng, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập tối đa. Nhờ đó, khi trở về gia đình, có thể trở lại với công việc cũ. Tốt hơn có thể tiếp cận với một nghề mới phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại.

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ phục hồi chức năng

Phương pháp 2: Vận động sớm

+ Tập vận động theo tầm vận động khớp

+ Hướng dẫn bệnh nhân tự xoay trở hoặc giúp họ thay đổi tư thế nếu tri giác còn kém.

+ Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, chuyển sang ghế tựa cạnh giường. Sau đó tập đứng và đi càng sớm càng tốt . Chú ý chỉ tập đứng nếu tình trạng huyết động, tri giác và chức năng vận động cho phép.

+ Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở, tập ho nhằm dự phòng biến chứng về hô hấp.

Phương pháp 3: Tiếp tục duy trì chương trình dinh dưỡng, chăm sóc và dự phòng các thương tật thứ cấp.

– Duy trì mức độ vận động và sự toàn vẹn của các khớp chức năng.

– Tăng cường tiếp xúc, nói chuyện với bệnh nhân nhằm cải thiện tình trạng tri giác, nhận thức và ngônngữ.

– Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động chức năng trên giường. Có thể bên cạnh giường và chức năng đi lại.

– Kiểm soát trương lực cơ, khả năng thăng bằng và điều hợp, chỉnh dáng đi.

– Cung cấp dụng cụ chỉnh hình như nẹp cổ bàn tay, nẹp AFO nhằm dự phòng hoặc điều trị biến dạng co rút chi.

– Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển như xe lăn, khung tập đi, nạng,gậy,…

– Bên cạnh vận động trị liệu, cần áp dụng song song chương trình hoạt động trị liệu. Việc này nhằm giúp bệnh nhân đạt được tối đa có thể mức độ độc lập chức năng. Đặc biệt là trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Phương pháp 4: Dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho bệnh nhân. Không chỉ ngay sau khi chấn thương mà suốt khoảng thời gian còn lại của họ. Tuy nhiên khi chăm sóc bệnh nhân, các loại chất dinh dưỡng, kích cỡ và cách thức chuyển vào cơ thể cần được tham khảo. Ta nên làm theo chỉ định bởi các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau chấn thương sọ não. Nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống của người bị chấn thương sọ não. Bênh nhân nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao. Protein vốn được sử dụng cho sự tăng trưởng, sửa chữa, duy trì chức năng cho hầu như tất cả mô trong cơ thể. Đặc biệt nó được “biên soạn” bởi các amino acid. Các amino acid trong não có liên quan mật thiết trong việc duy trì ở mức bình thường những chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Nên ăn những thực phẩm có lượng protein cao

Nguồn amino acid dồi dào nhờ vào những protein có ở thịt gà nạc, cá, các loại đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan… Có thể chọn các món cháo gạo, đậu phụ, trứng gà, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá. Sữa, táo, nước cam quýt, cà chua… cũng cực kì tốt. Ta cần chế biến thành các món mềm nhỏ dài, dễ nhai nuốt, thanh đạm. Đặc biệt nên hợp khẩu vị với người bệnh. Đối với người hôn mê kéo dài, có thể cho ăn bằng ống qua mũi các món sữa bò, đường, nước cháo. Có thể thay đổi bằng sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước rau…

Xem thêm 06 Nguyên nhân gây chấn thương sọ não

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version