Site icon Medplus.vn

09 Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói

09 Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói

09 Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói

Trẻ chậm nói là một hiện tượng ở trẻ làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ về 09 Nguyên nhân trẻ chậm nói

Nguyên nhân 1: Khiếm khuyết cơ quan trong vòm miệng

–  Hở hàm ếch, biến dạng môi, hở môi.
–  Vận động cơ miệng khó khăn khiến trẻ khó nói.

Với nguyên nhân này, có thể thực hiện các tiểu phẫu để cải thiện. Kết hợp với phương pháp dạy trẻ nói hàng ngày thì tình trạng có thể cải thiện trong vòng 3 – 6 tháng.

Nguyên nhân 2: Vấn đề về thính lực

Trẻ không nói được có thể một phần do trẻ không nghe được. Trẻ không bắt chước và tiếp nhận được ngôn ngữ. Cần cho trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra để chẩn đoán chính xác, Từ đó xác định vấn đề trẻ chậm nói có phải do mất thính lực.

Trẻ có vấn đề về thính lực

Nguyên nhân 3: Các bệnh lý về não và thần kinh

Chấn thương sọ não, bại não, loạn dưỡng cơ: Các bệnh lý này gây ảnh hưởng tới các vùng não đảm nhiệm khả năng nói và tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ cần được chụp X quang, CT não để phát hiện những bất thường trong não từ đó định hướng phương pháp hỗ trợ điều trị.

Nguyên nhân 4: Cú shock tâm lý

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhạy cảm với các yếu tố xung quanh.  Ví dụ như tác động của gia đình, môi trường sống.

Bố mẹ ly thân, hay thường xuyên xảy ra xung đột khi có mặt trẻ, tai nạn có thể gây những cú shock cho trẻ, khiến trẻ có xu hướng thu mình, không muốn giao tiếp, không muốn nói chuyện dẫn tới vốn từ ít ỏi, cơ quan phát âm thì không được luyện tập thường xuyên.

Do đó ba mẹ cũng như những người thân trong gia đình xung quanh môi trường sống của trẻ. Ta cần chú ý trong cách hành xử của mình trước mặt trẻ. Để từ đó, trẻ phát triển theo đúng nghĩa “vô lo vô nghĩ”.

Nguyên nhân 5: Cho trẻ tiếp xúc với tivi, ipad, điện thoại quá sớm

Đây là một trong những nguyên nhân trẻ chậm nói phổ biến trong thời đại ngày nay.

Cuộc sống bộn bề với bao nhiêu lo toan của cuộc sống, nỗi lo cơm áo gạo tiền.  Điều này khiến ba mẹ không có nhiều thời gian ở bên quan tâm và chăm sóc con.

Khi trẻ quấy khóc, lười ăn, biện pháp hữu hiệu nhất của ba mẹ là đưa điện thoại cho con nghịch, bật tivi cho con xem. Rồi khi ba mẹ có công việc mang về nhà, để con tự chơi một mình. Có thể ba mẹ nghĩ đây là việc rất bình thường. Nhưng vô hình chung những điều này có thể khiến con chậm nói. Vì sao vậy? Khi trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, xem tivi trẻ sẽ thụ động nghe, không có tương tác hai chiều, còn khi nói chuyện với mẹ thì trẻ vừa là người nghe, vừa là người nói và có thể bày tỏ ý kiến của mình.

Nguyên nhân 6: Không thường xuyên trò chuyện với con

Khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, trẻ mới chỉ bi bô một số từ, có thể không rõ nghĩa, nói chậm . Vì khi mới bắt đầu nói, vốn từ của trẻ chưa có nhiều, cơ quan phát âm cũng chưa hoạt động linh hoạt. khi trò chuyện với trẻ, phần lớn là cuộc đối thoại đơn lẻ từ phía người lớn. Do đó ba mẹ cần kiên nhẫn, bởi dù trẻ nói ít, nhưng thông qua lắng nghe ba mẹ nói sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản xạ và tăng vốn từ cho trẻ

Nguyên nhân 7: Hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Không có ai lo lắng, quan tâm con bằng ba mẹ. Nhưng đôi khi bao bọc con quá có thể ba mẹ sẽ hạn chế khả năng phát triển của con. Xã hội có người tốt và kẻ xấu, không cho con ra ngoài không phải là biện pháp bảo vệ con trước các tác động xấu tốt nhất.

Trẻ cần được giao lưu, hòa nhập với bạn bè xung quanh, được nô đùa thỏa thích. Môi trường này sẽ kích thích trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói hơn.

Nguyên nhân 8: Trẻ sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ chậm nói cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trong quá trình phát triển trẻ khó đạt được những mốc phát triển thông thường, mặc dù trẻ vẫn phát triển bình thường nhưng vẫn xuất hiện dấu hiệu chậm nói.

Trẻ sinh non

Nguyên nhân 9: Trẻ chậm nói do tự kỷ

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ với 3 đặc trưng cơ bản là giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ( chậm nói) và có hành vi bất thường.

Chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Do đó chậm nói là vấn đề được can thiệp trước hết cho trẻ tự kỷ.

Với nguyên nhân chậm nói do tự kỷ, cha mẹ cần phát hiện sớm và can thiệp ngôn ngữ bởi các nhà trị liệu để cải thiện tình trạng của trẻ sớm nhất có thể. Bởi hội chứng tự kỷ là hội chứng suốt đời, nó sẽ ảnh hưởng xuyên suốt cuộc đời của trẻ sau này.

Xem thêm 10 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version