Chữa viêm họng bằng cách nào để bệnh khỏi hẳn luôn là nỗi lo của bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh này. Đây là một dạng viêm đường hô hấp mãn tính cần thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi người bệnh có sự kiên trì. Vậy Medplus sẽ giới thiệu đến bạn một số cách trị viêm họng đơn giản và hiệu quả hiện nay.
Tại sao bạn lại hay bị viêm họng?
- Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây viêm đường hô hấp, viêm amidan… Vi khuẩn có thể gây viêm họng là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A.
- Cổ họng bị kích thích lâu ngày do chứng trào ngược dạ dày thực quản, dẫn đến đau rát, sưng viêm
- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập thông qua thức ăn, nước uống, giữ vệ sinh không đúng cách, không rửa tay cẩn thận, kỹ lưỡng.
- Tình trạng ô nhiễm không khí, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng mà bạn cần lưu ý.
Triệu chứng của bệnh lý viêm họng là gì?
- Người bệnh ngứa rát họng gây khó khăn khi giao tiếp vì vừa nói vừa khạc đờm.
- Cổ họng bị khô, liên tục khát nước.
- Khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt có cảm giác vướng và đau.
- Cảm giác nóng trong họng và dấu hiệu rõ rệt nhất khi bắt đầu đi ngủ.
- Nằm nghiêng sẽ bị tắc mũi gây khó chịu khi ngủ.
- Tiếng nói không được trong, thanh mà khàn đục.
- Bệnh nhân dễ có cảm giác buồn nôn.
10 bí quyết điều trị viêm họng cực hiệu quả
Phần lớn các trường hợp đau họng sẽ hết sau vài ngày nếu được điều trị đúng cách. Khi có những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm họng, bạn cần thực hiện ngay một số biện pháp trị viêm họng để bệnh nhanh khỏi và giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn:
1. Cách điều trị bệnh viêm họng bằng lá tía tô
Chữa viêm họng bằng lá tía tô là bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả rất rõ rệt. Cách này không chỉ dễ làm, điều trị được viêm họng hạt mãn tính mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chống cảm cúm vào những thời điểm giao mùa.
Chuẩn bị:
- 1 bát con gạo tẻ
- 150g lá tía tô tươi
- 3 củ hành tươi.
Cách làm:
- Gạo tẻ vo sạch, ngâm cho nở, sau đó bắc lên bếp nấu thật nhừ.
- Sau khi cháo nhừ bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Khi cháo còn nóng, bạn cho hành tươi, lá tía tô thái nhỏ vào và dùng ngay khi cháo còn nóng.
- Mỗi ngày ăn từ 2 – 3 lần, bạn sẽ thấy các biểu hiện khó chịu của viêm họng hạt mãn tính thuyên giảm hẳn.
2. Trị đau họng bằng cách súc miệng với nước muối ấm
Đây là phương pháp điều trị đau họng phổ biến, được các chuyên gia khuyến khích sử dụng vì tính hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng súc miệng bằng nước muối sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt. Khi bị viêm họng, nếu không có sẵn nước muối sinh lý, bạn hãy pha nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm để ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây. Việc đều đặn súc miệng 3 lần mỗi ngày bằng nước muối, chắc chắn tình trạng đau họng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
3. Cách trị viêm họng bằng rau diếp cá
Rau diếp cá cũng là vị thuốc chữa viêm họng hạt mãn tính tại nhà hiệu quả. Nó không chỉ đơn thuần là loại rau sống ăn kèm mà là vị thuốc có khả năng sát khuẩn, thanh nhiệt tốt và đặc trị những bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp như viêm họng hạt.
Cách làm:
- Rau diếp cá rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát.
- Lọc lấy nước rồi hòa với nước vo gạo.
- Đun sôi hỗn hợp này lên để uống.
- Mỗi ngày uống đều đặn 3 lần, bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm ngay và kiên trì trong một thời gian bệnh sẽ khỏi hẳn.
4. Bổ sung nước giúp trị đau họng
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt là khi mệt mỏi, cổ họng đau rát và sưng tấy. Biện pháp này không chỉ giúp tăng độ ẩm cho khoang mũi mà còn giúp tăng cường sức đề kháng. Để bổ sung nước, bạn có thể thử một số thức uống sau:
- Uống nước ấm: Dòng nước ấm có tác dụng giữ cho họng ẩm ướt, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, các chất kích thích, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Nước chanh ấm: Pha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm. Thức uống này sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.
- Trà: Một tách trà đen ấm có thể giúp giảm đau họng. Trà đen chứa các hợp chất tannin, giúp làm se và thu nhỏ mô họng bị sưng.
- Nước ép mầm lúa mì: Thức uống giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng.
5. Cách trị viêm họng bằng mật ong tự nhiên
Theo Đông y, việc sử dụng mật ong là một trong những phương pháp giảm đau họng cực hiệu quả. Không chỉ giàu vitamin tốt cho sức khỏe, có lợi cho hệ miễn dịch, mật ong còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics (tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ), những người thường xuyên uống mật ong trước khi ngủ sẽ ít bị ho và ít mất ngủ hơn so với những người không uống.
Để giảm đau, bạn hãy pha một muỗng cà phê mật ong với một tách trà nóng hoặc lấy ít nước cốt chanh rồi hòa chung với 1 muỗng cà phê mật ong trong một ly nước ấm và uống hỗn hợp này 2 lần/ngày. Điều này không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ cổ họng bạn tốt hơn bởi mật ong có tác dụng sát khuẩn, trong khi chanh có thể làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy.
6. Cách chữa đau họng nhanh với tỏi
Tỏi là gia vị quen thuộc của mọi gia đình người Việt Nam. Trong tỏi có chứa nhiều loại vitamin như: vitamin A, B, C, D, PP, inulin… và một số khoáng chất, các nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe như: natri, magie, kẽm, iot, kali.
Từ đó tỏi được xem là “thần dược” trong việc phòng và điều trị nhiều loại bệnh trong đó có bệnh viêm họng. Sử dụng bài thuốc chữa viêm họng hạt bằng tỏi sẽ mang đến kết quả tốt không kém những loại thuốc tân dược mạnh.
Bài thuốc này sẽ đẩy lùi những cơn ho dai dẳng, dù là ho có đờm hay ho khan và đau rát cổ họng. Cách này phù hợp với trẻ nhỏ và người lớn không chịu được mùi tỏi sống và mùi thơm của tỏi nướng sẽ át đi mùi hắc nồng khó chịu đó.
Cách làm:
- Lấy 3 – 4 tép tỏi tươi để nguyên vỏ rồi đem nướng trên than già hoặc bếp ga cho đến khi vỏ tỏi cháy xém thì dừng lại.
- Bóc lớp vỏ đen bên ngoài rồi nghiền nhỏ tép tỏi và thêm chút nước ấm rồi uống.
- Mỗi ngày uống 2 lần.
7. Trà gừng: một trong những cách chữa đau họng nhanh nhất
Gừng là một trong những thảo dược được nhiều người nghĩ đến nhất khi muốn trị viêm họng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng có khả năng giết chết các loại vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng rất hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm sạch dịch đờm, nhầy từ mũi và họng, giúp mũi họng thông thoáng, từ đó chống viêm, giảm đau và làm dịu cơn đau họng. Bạn chỉ cần cho vài lát gừng nhỏ vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày là đã có thể đẩy lùi cơn đau họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm vào hỗn hợp này 1 muỗng cà phê mật ong và nước cốt của 1 nửa quả chanh để nâng cao hiệu quả.
8. Sử dụng máy tạo độ ẩm cũng là một cách trị viêm họng hiệu quả
Máy tạo độ ẩm hay còn gọi là máy phun sương tạo ẩm là thiết bị bổ sung thêm hơi ẩm cho những nơi có độ ẩm thấp như trong phòng có sử dụng thiết bị điều hòa hay những khi thời tiết hanh khô. Khi không khí bị khô, các triệu chứng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn bởi cơ thể bị mất nước trong những điều kiện này. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ cung cấp độ ẩm hợp lý cho căn phòng, giúp cổ họng bớt đau rát. Ngoài ra, một số máy tạo ẩm còn trang bị thêm bộ phận lọc không khí, giúp không khí trong phòng được lọc sạch bụi bẩn, hạn chế được sự tấn công của các tác nhân gây hại lên cổ họng và các bộ phận khác.
9. Chữa đau họng bằng bạc hà
Bạc hà cũng là một lựa chọn tuyệt vời để trị viêm họng. Bạc hà có tính kháng viêm, kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, bạn có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm họng?
Viêm họng là căn bệnh rất dễ mắc phải mỗi khi thời tiết thay đổi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh này lại gây ra sự uể oải, mệt mỏi, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Phòng ngừa viêm họng không khó, bạn chỉ cần:
- Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi chạm vào mũi hay miệng và trước khi chế biến thực phẩm.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Việc này giúp tẩy trùng họng và khoang miệng hiệu quả. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng ít nhất 2 – 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và tối (sau khi đánh răng) để giúp giảm thiểu sự kích thích do tình trạng viêm nhiễm gây ra.
- “Bảo vệ” kỹ lưỡng khi ra đường: Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Chính vì vậy, mỗi khi ra đường, bạn cần đeo khẩu trang có tính năng phòng độ, mặc áo khoác dài tay, đeo bao tay, vớ để hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để “đánh bật” các loại virus gây viêm họng ẩn nấp trong nhà, đồng thời giúp nhà cửa trở nên thoáng mát, sạch sẽ hơn.
Nguồn tham khảo: