Site icon Medplus.vn

10 bí quyết tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

10 bí quyết tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

10 bí quyết tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Tham khảo các bí quyết tăng chiều cao ở tuổi dậy thì trong bài viết này. Tuổi dậy thì là cột mốc quan trọng quyết định chiều cao của trẻ. Giai đoạn dậy thì thường bắt đầu từ 10 – 14 tuổi ở các bạn nữ và từ 12 – 16 tuổi ở các bạn nam. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý và đặc biệt là sự phát triển vượt trội về chiều cao.

Chiều cao sẽ phát triển trong giai đoạn dậy thì?

Di truyền là yếu tố quyết định khoảng từ 60 đến 80% chiều cao của trẻ. Phần còn lại sẽ thuộc về các yếu tố môi trường sống, dinh dưỡng và chế độ tập luyện.

Từ 1 tuổi cho đến khi dậy thì, mỗi năm, trung bình chiều cao của trẻ sẽ tăng khoảng 5cm. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ có thể tăng đến 10cm mỗi năm. Tuy nhiên, con số này ở mỗi trẻ là khác nhau.

Trong giai đoạn dậy thì, não bộ sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên để tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cùng với hormone nội tiết (FSH, LH) để điều hòa nội tiết. Hai hormone này sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, vóc dáng, tâm lý…

Sau khi bước qua tuổi dậy thì, việc phát triển chiều cao sẽ dừng lại, do đó, nếu bỏ qua “giai đoạn vàng” này, trẻ sẽ rất khó có thể tăng chiều cao ở tuổi trưởng thành.

10 bí quyết tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

10 bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì tự nhiên

Để hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều và hoạt động hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tập luyện hợp lý:

1. Ăn bữa sáng đủ chất

Một bữa sáng đủ chất là điều mà hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo để duy trì một lối sống lành mạnh. Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, gây viêm loét và các bệnh khác. Một bữa sáng giàu dưỡng chất sẽ giúp tăng quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn, điều này rất có lợi cho việc tăng chiều cao.

2. Dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của cơ thể và việc tăng chiều cao tuổi dậy thì. Nếu dinh dưỡng không hợp lý, trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, từ đó dẫn đến thấp còi và khiến trẻ không đạt được chiều cao tối ưu. Do đó, một chế độ ăn cân bằng là điều rất cần quan trọng trong giai đoạn này. Mỗi ngày, bạn cần chú ý cung cấp cho trẻ các bữa ăn với các thực phẩm giàu kẽm, mangan, phốt pho và đặc biệt là protein bởi protein là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển.

Ngoài ra, bạn cũng nên thêm vào thực đơn mỗi ngày của trẻ những thực phẩm có thể giúp tăng chiều cao như:

  • Sữa: Nguồn cung cấp canxi tuyệt vời để xương chắc khỏe. Ngoài ra, sữa cũng rất giàu vitamin A, giúp bảo tồn canxi trong cơ thể và protein, giúp xây dựng tế bào. Trẻ ở tuổi dậy thì nên uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày.
  • Thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… rất giàu vitamin A, B, D, E, protein và canxi, những dưỡng chất đóng vai trò quan trong việc tăng chiều cao.
  • Thịt gà là một trong những thực phẩm mang đến cho cơ thể một lượng protein lớn để xây dựng các mô và cơ.
  • Trứng gà chứa nhiều protein, khoáng chất và vitamin A, D, E và B. Mỗi quả trứng cung cấp khoảng 15% lượng protein cho cơ thể, mỗi tuần trẻ ở tuổi dậy thì nên ăn ít nhất 2 quả để tăng trưởng và phát triển tối ưu.
  • Rau xanh chứa nhiều canxi và sắt, 2 khoáng chất quan trọng trong sự phát triển chiều cao. Không những vậy, ăn rau xanh thường xuyên còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và mang đến một vóc dáng thon gọn.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Chế độ ngủ nghỉ quyết định sự phát triển của cơ thể. Bởi khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo và phục hồi các tế bào. Không những vậy, ngủ còn là thời điểm quan trọng để cơ thể tạo ra hormone tăng trưởng quyết định việc tăng chiều cao tuổi dậy thì. Do đó, để phát triển chiều cao tối ưu ở tuổi dậy thì, bạn nên khuyến khích trẻ ngủ đủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, đồng thời rèn thói quen ngủ sớm và tránh thức khuya. Khi ngủ, cần nằm ngửa, duỗi thẳng chân để xương khớp phần sụn được thả lỏng và kéo dài.

4. Chia nhỏ các bữa ăn

Việc chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp cơ thể được sạc “đầy pin” và nhận được nhiều năng lượng. Ở giai đoạn dậy thì, thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, bạn có thể chia thành 6 bữa nhỏ để kích hoạt quá trình trao đổi chất nhằm giúp cơ thể hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng. Việc hấp thu đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp điều hòa nội tiết làm cho hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn.

5. Tăng cường rèn luyện thể lực

Lối sống thụ động, ngồi nhiều, ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, từ đó làm giảm chiều cao lẽ ra trẻ có đạt được trong giai đoạn dậy thì. Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao ở trẻ, mỗi ngày trẻ nên dành khoảng từ 30 phút đến 1 giờ để tập thể dục.

Có rất nhiều bộ môn có thể giúp tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả mà bạn có thể khuyến khích trẻ thử như yoga, bóng rổ, bơi lội, quần vợt, bóng đá… Yoga là phương pháp tăng chiều cao tuổi dậy thì rất hiệu quả bởi trong yoga có một số tư thế giúp kéo dài hệ xương khớp. Trong khi bóng rổ với các động tác bật cao, nhảy vươn người thường xuyên cũng là cách giúp cho xương chắc khỏe nhằm gia tăng chiều cao hiệu quả.

6. Kiểm soát cân nặng

Béo phì là “thủ phạm” gây thấp lùn hàng đầu bởi trọng lượng quá khổ sẽ tăng áp lực lên xương, khiến xương khó có thể phát triển tốt nhất. Do đó, khi bước vào tuổi dậy thì, việc chú ý duy trì cân nặng hợp lý sẽ có thể giúp hỗ trợ cải thiện chiều cao cơ thể nhanh chóng và tối ưu.

7. Uống nhiều nước

Đây là một trong những bí quyết tăng chiều cao đơn giản nhất ở tuổi dậy thì. Nước có vai trò quan trọng trong việc giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, tham gia các hoạt động của xương khớp, đồng thời hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng để trẻ tăng chiều cao tối ưu.

8. Tránh sử dụng các chất kích thích

Đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng tự nhiên của cơ thể. Do đó, trong giai đoạn dậy thì, trẻ cần tránh xa những thứ này, ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở trẻ không nên dùng nước ngọt có ga, đồ ngọt bởi đây đều là những thực phẩm làm ức chế quá trình tăng trưởng, cản trở xương hấp thụ canxi gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao của cơ thể.

9. Chú ý đến tư thế đi, đứng, ngồi

Việc đứng, ngồi, ngủ sai tư thế đều có thể ảnh hưởng đến hệ xương và gây ra các vấn đề như gù lưng, vẹo cột sống, khiến chiều cao không thể phát triển tối ưu. Để tăng chiều cao tuổi dậy thì, việc giữ thẳng lưng, vai khi ngồi học, đi đứng; không nằm sấp, nằm nghiêng khi ngủ là điều cực kỳ quan trọng.

10. Tắm nắng mỗi ngày

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt nhất. Vitamin D là dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của xương, thiếu vitamin D có thể khiến trẻ đang ở tuổi dậy thì bị chậm lớn, thấp còi do việc hấp thu canxi trong cơ thể bị giảm. Thời điểm lý tưởng nhất để tắm nắng là từ 6 đến 8 giờ sáng, không tắm nắng vào những thời điểm khác trong ngày vì lượng tia UV cao trong ánh nắng có thể gây hại cho da.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version