Site icon Medplus.vn

10 cách xử lý khi con ngang bướng

10 cách xử lý khi con ngang bướng

10 cách xử lý khi con ngang bướng

Không phải lúc nào bé cũng hòa nhã, hiền lành. Có những lúc bé rất bướng và trái tính trái nết. Vậy cách xử lý khi con ngang bướng như thế nào thì hợp lý mà không gây tổn thương trẻ?

10 cách xử lý khi con ngang bướng

Nhẹ nhàng, kiên nhẫn và bình tĩnh chính là mấu chốt để giải tỏa cảm xúc tiêu cực và giúp đỡ một em bé ngang bướng. Khi con mình thuộc mẫu “khó tiếp cận” như vậy, bố mẹ cần lưu ý 10 điều sau:

1. Bố mẹ cần hiểu rằng phần lớn hành vi phản ánh tính khí của bé, nên việc nắm được các đặc điểm tính khí là rất quan trọng để hiểu được tâm lý và lý do hành động của bé.

2. Tạo không khí khách quan và trung lập khi tương tác với bé, cố gắng không đáp lại bé một cách cảm tính và bản năng, vì điều này không hiệu quả.

10 cách xử lý khi con ngang bướng

3. Đừng coi những hành vi ngang bướng khó chịu của bé là cố ý chĩa vào bố mẹ. Bố mẹ cũng không nên trách con hay tự trách mình, vì tính khí là bẩm sinh và có thể bé cũng không cố ý khó tính như vậy.

4. Cố gắng ưu tiên các khó khăn mà bé đang gặp phải. Một số vấn đề đặc biệt quan trọng thì bố mẹ cần lưu tâm nhiều hơn và nhanh chóng giải quyết. Còn những chuyện khác có thể bỏ qua hoặc tạm hoãn.

5. Tập trung vào vấn đề ở ngay hiện tại. Không nên nói đến những chuyện xa vời ở tương lai.

6. Xem xét lại những giá trị và sở thích của bố mẹ, những kỳ vọng mà bố mẹ đặt ra với bé. Chúng có thực tế và phù hợp với bé không? Khi bé làm điều gì đúng, hãy khen ngợi để củng cố những hành động cụ thể của bé mà bố mẹ thấy hài lòng.

7. Bố mẹ cũng nên nghĩ lại về tính khí và hành vi của bản thân xem liệu mình cũng có khó tính, ngang ngược hay khắt khe với bé không, từ đó có thể điều chỉnh bản thân một chút để hòa hợp với bé.

8. Dự đoán những tình huống nhiều rủi ro và cố gắng phòng tránh hoặc hạn chế. Khi con bỗng ngang bướng hoặc khó tính, bố mẹ nên chấp nhận khả năng đây sẽ là một ngày hoặc một tình huống vất vả, và sẵn sàng xử lý tốt nhất có thể.

9. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi riêng cho bố mẹ và bé để cả hai bên bớt căng thẳng.

10. Nếu cần, bố mẹ nên gặp các bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia trong lĩnh vực hành vi trẻ em.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version