Site icon Medplus.vn

10 Điều Các Bạn Cần Biết Về Căn Bệnh Dại Tử Thần

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một bệnh do virus gây ra. Hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người. 

Thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại (thường là chó, mèo, khỉ…). Đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong.

Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Bệnh dại là nguyên nhân gây khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm, hầu hết các trường hợp bệnh dại ở Việt Nam do chó dại cắn.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn. 

Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh.

Có 2 chủng virus dại:

Yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh dại ở người 

Bạn đi đến hoặc sinh sống ở những đất nước kém phát triển, nơi bệnh dại phổ biến, bao gồm các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.

Những hoạt động tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại như thám hiểm hang động nơi có nhiều loài dinh sinh sống, hoặc đi cắm trại nhưng lại không đề phòng việc chỗ ở có nhiều động vật hoang dã sinh sống hay không.

Làm việc trong môi trường có nhiều vi khuẩn dại như nhân viên phòng thí nghiệm, bác sĩ thú ý, huấn luyện động vật hoang dã.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dại

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Hàng năm căn bệnh này gây ra cái chết cho 60.000 – 70.000 người và hàng triệu loài động vật. Dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, 100% cả người bị cắn và vật cắn đều tử vong. Những người có nguy cơ mắc bệnh dại có thể bao gồm:

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh dại

Sau khi bị súc vật dại cắn, sẽ rơi vào thời kỳ ủ bệnh. Tức là thời gian không triệu chứng sau khi tiếp xúc với virus. Thời gian này trung bình từ 20 – 60 ngày, nhưng có thể chỉ vài ngày hoặc kéo dài hằng năm.

Vết cắn gần mặt sẽ nguy hiểm hơn, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn. Khi bệnh khởi phát, sẽ bước vào các giai đoạn sau:

Tiền triệu

Gồm nhiều triệu chứng tương đối mơ hồ: .

Bùng phát

Có thể biểu hiện hai thể: Thể hung dữ (viêm não) và thể bại liệt.

Thể hung dữ

Thể bại liệt

Bệnh dại có lây không?

Bệnh dại được lây nhiễm qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách. (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể. Từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương, vi rút sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Tại thời điểm này, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có vi rút dại. Sau đó, vi rút dại hủy hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại.

Bệnh dại có thể lây truyền từ người mắc sang người lành. Các nguy cơ do có tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương. Qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước dãi của người mắc bệnh dại… 

Lây nhiễm từ người sang người là không phổ biến. Và trên thế giới chỉ có 1 vài báo cáo mô tả tình huống mắc bệnh từ người sang người thông qua vết cắn.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dại như thế nào?

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

Chẩn đoán xác định: xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não. Hoặc phân lập vi rút trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.

Cách điều trị bệnh dại

Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau:

Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vắc xin, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Việc giám sát, kiểm soát để thực hiện các nội dung chuyên môn là hết sức cần thiết. 

Các phương pháp phòng ngừa bệnh dại

Trong điều kiện môi trường thuận lợi, virus gây bệnh dại có thể “ngủ đông” từ 3 đến 4 năm. Do đó, chúng ta cần phải chủ động ngăn ngừa từ trong trứng nước với những việc làm như sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bệnh dại là một bệnh không điều trị được, vô cùng nguy hiểm và tử vong là chắc chắn. Nên quan trọng nhất là phòng ngừa bệnh và xử trí đúng đắn khi có nguy cơ bị nhiễm. Một điều khác quan trọng không kém là cần quản lý thú nuôi hợp lý, rọ mõm. Tránh thả rông và tiêm chủng cho chúng đầy đủ để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc căn bệnh tử thần này nhé.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh dại. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version