Site icon Medplus.vn

10 Loại thực phẩm người bị BỆNH GAN nên ăn và không nên ăn

Bệnh gan là gì?

Bệnh gan là một căn bệnh nguy hiểm. Có thể là do di truyền hoặc do các yếu tố gây tổn hại gan như nhiễm virus, uống rượu, mắc bệnh béo phì gây nên. Theo thời gian, tổn thương gan để lại sẹo (xơ gan) có thể dẫn đến suy gan khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay Việt Nam có khoảng 7,8 triệu trường hợp mắc viêm gan B mạn tính. Hơn 13.000 đối tượng bị xơ gan mất bù. Gần 6.000 người mắc ung thư tế bào gan và hơn 6.400 trường hợp tử vong do bệnh gan. 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gan, dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh:

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gan

Biến chứng của bệnh gan

Bệnh gan nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều (hơn 5% trọng lượng gan). Bệnh lý này xuất hiện do thói quen ăn uống không hợp lý. Lối sống sinh hoạt không khoa học, béo phì hay do căng thẳng kéo dài…

Gan nhiễm mỡ diễn tiến âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Nếu điều trị không kịp thời, các tổn thương ở gan có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan

Là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, do 3 nguyên nhân chính:

Khi có dấu hiệu viêm, nhu mô gan bị tổn thương khiến các chức năng của cơ quan này suy yếu dần. Khi bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nặng dễ dẫn đến xơ gan không hồi phục, ung thư gan.

Xơ gan

Là một trong những bệnh lý nguy hiểm về gan. Đặc trưng bởi các tế bào gan dần được thay thế bằng các dải xơ, mô sẹo. Khiến cấu trúc tiểu thùy gan thay đổi thành những nốt tân sinh không có chức năng.

Khi mới khởi phát, xơ gan thường không có dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn nặng, triệu chứng của bệnh có thể là não gan, phù nề…rất nguy hiểm.

Ung thư gan

Ung thư gan xảy ra khi các tế bào ác tính phát sinh tại các mô trong gan. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng khó phát hiện vì không có dấu hiệu đặc trưng. Khi phát hiện, người bệnh chỉ sống được từ 3 – 6 tháng và chỉ 1% là có thể sống được 5 năm.

Áp xe gan

Là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều ổ mủ khác nhau trong tổ chức gan. Nguyên nhân gây bệnh có thể là nấm, các loại amip hoặc vi khuẩn. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?

Thăm khám lâm sàng, trao đổi tiền sử bệnh lý trước đây với bệnh nhân. Tiến hành khám cận lâm sàng:

Cách điều trị bệnh gan

Tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn tiến của bệnh mà Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Cụ thể, gan bị tổn thương do nhiễm độc thuốc, cần ngưng sử dụng, tham vấn ý kiến Bác sĩ để thay thế bằng loại thuốc khác. 

Nếu nhiễm siêu vi, người bệnh cần điều trị theo phác đồ. Bệnh gan do bia rượu và một số bệnh lý về gan khác có thể điều trị bằng cách khắc phục các triệu chứng. Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Trường hợp, gan bị tổn thương nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể phải phẫu thuật. Ví dụ, suy gan giai đoạn cuối cần tiến hành ghép gan. 

Các phương pháp ngăn ngừa bệnh gan

Để phòng ngừa bệnh gan, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Người bệnh gan nên ăn gì/ kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn của bệnh gan là khác nhau. Tuy nhiên, việc ăn uống cần phải có sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm như: chất đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất. Theo đó, người bệnh gan nên ăn và kiêng một số thực phẩm như:

– Nên ăn:

Kiêng ăn:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bệnh gan là một bệnh lý nguy hiểm bởi hầu hết các trường hợp bệnh gan đều không có biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn đầu. Triệu chứng chỉ rõ ràng khi bệnh ở giai đoạn nặng, khó điều trị. Vì vậy, việc kiểm soát, thăm khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh gan. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version