Site icon Medplus.vn

10 nguy cơ bị viêm họng mạn tính hàng đầu có thể bạn chưa biết

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng trong thời gian dài, thể hiện chủ yếu dưới 3 hình thức chính đó là xuất tiết, quá phát và teo. Thể điển hình của viêm họng mạn tính là viêm VA mạn tính và viêm amidan mạn tính. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Viêm họng mạn tính là gì?

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho), rất hay gặp. Bệnh thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Viêm họng thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú.

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng

2. Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính

Các nguyên nhân gây viêm họng bao gồm:

– Ngạt tắc mũi do nhiều nguyên nhân trong đó có: dị hình vách ngăn, polyp mũi… phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về mùa lạnh.

– Viêm mũi, xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy mủ luôn chảy xuống thành sau họng.

– Các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, sợi bông, hoá chất…

– Yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường…

Nguyên nhân gây viêm họng

3. Các triệu chứng của viêm họng mạn tính

Các triệu chứng viêm họng thường đa dạng, phụ thuộc vào tình trạng gây ra vấn đề.

Cảm lạnh hoặc cúm có thể gây ra:

Các triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân gồm:

Viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể gây ra:

3.1. Triệu chứng cơ năng

– Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.

– Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh.

– Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh.

– Nuốt hơi nghẹn.

– Tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường.

Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

3.2. Triệu chứng thực thể

Tuỳ theo tổn thương, có thể thấy các thể:

+ Viêm họng xuất tiết

– Niêm mạc họng đỏ, ướt, có chất xuất tiết nhầy, trong dính vào thành sau họng.

– Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có nổi vài tia máu và nang lympho nổi lên thành những hạt nề, đỏ.

+ Viêm họng quá phát

–  Niêm mạc họng dày và đỏ, cạnh trụ sau của amiđan niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả (vì vậy bệnh nhân rất nhạy cảm ở họng và rất dễ buồn nôn).

– Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh, quá sản dầy thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn thường gọi đó là viêm họng hạt.

– Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dầy, eo họng bị hẹp.

– Niêm mạc loa vòi Eustache cũng quá sản (bệnh nhân thấy ù tai).

– Mép sau của thanh quản bị dầy (nên bệnh nhân ho, khàn tiếng, xuất tiết nhiều).

+ Viêm họng mạn tính teo: Quá phát lâu ngày chuyển sang teo.

– Tuyến nhầy và nang lympho xơ hoá.

– Niêm mạc trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch có mạch máu nhỏ.

– Eo họng rộng ra.

– Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (bệnh nhân phải đằng hắng hoặc ho luôn).

4. Phòng ngừa viêm họng mạn tính

– Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hoá chất.

– Súc họng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối sinh lý.

– Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D2, uống nước suối, nước khoáng.

5. Biến chứng viêm họng mạn tính

Viêm họng khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân cũng có thể khỏi được. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Suy yếu niêm mạc đường thở do các bụi hoá chất cũng trở thành viêm họng teo.

– Viêm họng cũng thường dẫn đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh-khí phế quản mạn tính… hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, ápxe amiđan…

– Gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version