Site icon Medplus.vn

Bật mí 10 tác dụng của rau đay đối với sức khoẻ

2 33 - Medplus

Rau đay là loại rau dân dã mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. Vậy rau đay có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền, lá cây rau đay còn được dùng như một loại dược liệu. Vậy cụ thể rau đay có tác dụng gì đối với sức khỏe? MedPlus mời bạn tìm hiểu cụ thể giá trị dinh dưỡng, 10 tác dụng của rau đay với sức khỏe và cách chế biến món ngon từ loại rau này.

Rau đay là rau gì?

Tại Việt Nam, ở một số địa phương, rau đay (lá đay) còn được biết đến với tên gọi khác là rau nhớt. Rau đay có 2 loại là rau đay trắng và rau đay đỏ. Trên thế giới, rau đay được trồng nhiều ở khu vực châu Á, Trung Đông và một phần của châu Phi.

Các bộ phận của cây rau đay được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Thân cây và vỏ cây được sử dụng để bện dây thừng, giấy hoặc nhiều sản phẩm khác. Canh rau đay nấu cua đồng ăn chung với cà pháo mắm tôm là món ăn đặc trưng của miền Bắc. Tại một số quốc gia, lá cây đay có thể được dùng như một chất làm đặc cho súp, món hầm hoặc nước sốt.

Giá trị dinh dưỡng của rau đay

Ăn rau đay có tốt không? Dù chỉ là loại cây dân dã nhưng rau đay lại có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 100g rau đay có chứa hàm lượng những dưỡng chất sau:

Dưỡng chất Khối lượng
Calo 3,54 calo
Vitamin K 94µg
Vitamin B6 0,469mg
Vitamin A 225µg
Vitamin C 28,7mg
Sắt 0,09mg
Canxi 0,05mg
Kali 8,08mg
Magie 0,13mg
Đồng 0,02mg
Phốt pho 0,02mg
Mangan 0,04mg
Kẽm 0,02mg
Natri 0,42mg

Bật mí 10 tác dụng của rau đay

Nhiều người thường thắc mắc ăn rau đay có tốt không hay ăn rau đay có tác dụng gì? Để tìm hiểu câu trả lời, mời bạn tìm hiểu qua 10 công dụng của rau đay đối với sức khỏe ngay sau đây:

1. Công dụng của rau đay: nhuận tràng, phòng ngừa táo bón

Chất nhớt trong rau đay là một phương thuốc tự nhiên chống lại các triệu chứng táo bón. Khi được đưa vào cơ thể, chất này làm kích thích nhu động ruột và bôi trơn đường ruột để thức ăn dễ di chuyển xuống đại tràng. Từ đó, công dụng của rau đay là giúp bạn đại tiện dễ dàng và đều đặn hơn.

Ngoài ra, rau đay còn chứa nhiều dưỡng chất khác có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong đó, có ba dưỡng chất chính là:

  • Polysaccharid có khả năng ngăn ngừa ứ đọng phân và tăng chuyển động đường ruột.
  • Sucrose và inositol giúp tạo khối và làm mềm phân. Đây là yếu tố góp phần giúp bạn dễ đi đại tiện.

2. Rau đay có tác dụng gì? Thông tiểu, phòng tránh viêm đường tiết niệu

Ăn rau đay có tốt không? Câu trả lời là có! Y học cổ truyền đã có nhiều bằng chứng ghi nhận tác dụng lợi tiểu của rau đay.

Lá của loại cây này còn có khả năng thông tiểu bằng cách tăng lượng nước tiểu và kích thích hoạt động bài tiết nước tiểu. Vì thế, nó đặc biệt có lợi cho người đang gặp những vấn đề liên quan đến đường tiết niệu như tiểu rắt, bí tiểu hoặc đau buốt khi tiểu.

Công dụng của rau đay còn có khả năng kháng viêm tự nhiên. Vì thế, nếu dùng thường xuyên, bạn sẽ tăng cường khả năng ngăn ngừa tình trạng sưng, viêm ở các bộ phận có liên quan đến đường tiết niệu như bàng quang, ống dẫn nước tiểu…

3. Ăn rau đay có tác dụng gì? Tiêu độc, giải nhiệt

Ăn rau đay có tốt không? Theo y học dân gian rau đay có tính hàn. Vì thế, loại rau này thường được dùng trong các bài thuốc để điều trị các chứng bệnh do nóng trong người. Vì thế trong những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức, để tận dụng lợi ích này của rau đay bạn hãy nấu các món canh rau đay cho cả nhà thưởng thức nhé!

4. Rau đay cho trẻ ăn dặm chống còi xương

Trẻ nhỏ ăn rau đay có tốt không? Trẻ bị thiếu hụt canxi thường có nhiều nguy cơ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy thường xuyên dùng rau đay để chế biến món ăn cho trẻ. Hàm lượng canxi dồi dào trong rau đay (có đến 182mg canxi trong 100g rau đay) sẽ giúp hệ xương của trẻ phát triển cứng cáp hơn.

Rau đay nấu gì cho bé ăn dặm? Bạn có thể dùng rau đay nấu cháo cua ray đay, canh hay súp rau đay với tôm, cá để đổi món cho con ăn dặm.

5. Công dụng của rau đay: kháng viêm

Chất nhầy của lá đay có nhiều axit hữu cơ, bao gồm:

  • Vanillic
  • Hydroxybenzoic
  • Ferulic
  • Coumaric

Những thành phần này đều có khả năng kháng viêm. Dù dược tính của chúng không mạnh bằng các loại tân dược (thuốc Tây) nhưng chúng sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tật an toàn, ít tác dụng phụ hơn.

6. Rau đay có tác dụng gì? Sơ cứu vết thương

Theo kinh nghiệm dân gian, chất nhớt từ loại rau này thường được dùng để sơ cứu cho người bị rắn cắn hoặc gặp những chấn thương chảy máu khác khi chưa kịp đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Cách dùng rau đay để sơ cứu vết thương: Lấy một nắm ngọn rau đay, rửa sạch, giã nát chắt lấy nước cốt. Phần nước cốt pha thêm ít muối cho nạn nhân uống. Phần bã đắp lên vết thương để cầm máu.

7. Rau đay có tác dụng lợi sữa

Phụ nữ sau sinh ăn rau đay có tốt không? Theo kinh nghiệm dân gian, rau đay có tác dụng lợi sữa. Do đó, phụ nữ sau sinh thường ăn rau đay để kích thích tuyến vú tiết nhiều sữa hơn. Mặt khác, sữa mẹ ăn nhiều rau đay còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho con.

Các chuyên gia dinh dưỡng dưỡng khuyến khích phụ nữ sau sinh nên ăn rau đay thường xuyên trong vài tuần đầu để nhanh có sữa cho con bú, giảm thiểu nguy cơ táo bón sau sinh.

8. Tác dụng của rau đay: Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu

Ăn canh rau đay có tác dụng gì? Rau đay nằm trong top đầu những loại rau, củ chứa nhiều chất sắt, đặc biệt là loại cây đay có thân màu tím đỏ. Theo đó, phụ nữ sau sinh và những người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn để cải thiện triệu chứng thiếu máu.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version