Site icon Medplus.vn

Điều trị chứng Vàng Da, Thiếu Máu từ dược liệu [ KEO DẬU ]

11 keo dau 2 - Medplus

Keo Dậu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Keo giậu, Bồ kết dại, Táo nhân, Bò chét, Bình linh, Phắc cănthin (Tày), Nằng dung điằng (Dao)

Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) de Wit

Tên đồng nghĩa: Leucaena glauca Benth.

Họ: Mimosaceae (Trinh nữ)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây bình linh là loài thực vật thân nhỡ, có chiều cao trung bình từ 2 – 4m. Thân cây không có gai, mảnh và thường có màu xanh lục hoặc nâu đỏ. Lá kép 2 lần lông chim, mỗi lá gồm khoảng 11 – 18 đôi lá chét.

Hoa có màu trắng, hình cầu như hoa trinh nữ, thường mọc thành cụm ở nách lá. Cây ra hoa vào tháng 4 – 6 và sai quả vào tháng 7 – 9 hằng năm.

Quả giáp rộng 15mm, dài 13 – 14cm và có màu nâu. Bên trong quả chứa khoảng 15 – 20 hạt hình bầu dục và có màu nâu nhạt.

2. Bộ phận dùng

Hạt keo dậu được sử dụng để làm dược liệu.

3. Phân bố

Cây keo dậu có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, cây đã được di thực vào nước ta và mọc hoang nhiều tại một số tỉnh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên Bình Định,,…

4. Thu hái – sơ chế

Sau khi quả chín đem hái về rồi bóc lấy hạt, đem phơi hoặc sấy khô dùng dần. Lá và đọt ngon của cây được nhân dân hái về để nấu canh hoặc luộc ăn như một loại rau thông thường.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Keo dậu đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Một số thành phần hóa học được tìm thấy trong dược liệu, bao gồm:

2. Tính vị

Vị hơi đắng, mùi thơm, mùi, tính mát.

3. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

4. Tác dụng dược lý của cây keo dậu

– Theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

5. Cách dùng – liều lượng

Hạt keo dậu được sử dụng ở dạng thuốc bột để trị giun, liều dùng 10 – 15g cho trẻ nhỏ và 25 – 50g cho người lớn. Nên dùng vào sáng sớm lúc chưa ăn, áp dụng liên tục trong vòng 3 ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị chứng vàng da và thiếu máu

2. Bài thuốc trị giun đũa

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version