Site icon Medplus.vn

11 lý do chậm kinh nguyệt mà chị em cần phải lưu ý

Chậm kinh nguyệt hoặc trễ kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân chậm kinh có thể là do có thai, do ảnh hưởng tâm lý hay sử dụng thuốc tránh thai, thói quen sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống thiếu chất,…Vậy nguyên nhân và triệu chứng trễ kinh là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Chậm kinh nguyệt là một dạng rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân chậm kinh nguyệt

Do mang thai:

Mang thai là nguyên nhân gây chậm kinh điển hình ở chị em không thể tránh khỏi. Chị em có quan hệ tình dục mà bị chậm kinh từ 2 đến 3 ngày nên mua que thử thai hoặc đi siêu âm để xác định có thai hay không.

Nguyên nhân chậm kinh do yếu tố tâm lý:

Căng thẳng thần kinh (stress) quá mức có thể ức chế hoạt động vùng dưới đồi, quá trình sản xuất hormone nữ bị gián đoạn dẫn đến chậm kinh.

Do bệnh phụ khoa: 

hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa, đa nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung… cũng là nguyên nhân trễ kinh

Nguyên nhân bị trễ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ

Rối loạn tuyến giáp:

Tuyến giáp nằm ở cổ có chức năng điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cân bằng giữa các cơ quan trong cơ thể. Nếu tuyến giáp bị rối loạn có thể dẫn đến chậm kinh.

Triệu chứng của đa nang buồng trứng:

Hiện tượng đa nang buồng trứng làm mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone kìm hãm quá trình rụng trứng dẫn đến chậm kinh.

Phụ nữ sau sinh hoặc nạo phá thai:

Sau sinh hoặc sau nạo phá thai, chị em có thể có kinh lại sau từ 6 tuần đến 6 tháng. Trường hợp chậm kinh lâu hơn, chị em nên đến bác sĩ khám.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp:

Bản chất của thuốc tránh thai khẩn cấp là cung cấp hormone nữ giới với nồng độ cao, gây ức chế quá trình rụng trứng có thể dẫn đến chậm kinh (trễ kinh).

Nguyên nhân chậm kinh do mãn kinh sớm:

Xảy ra khi có sự suy giảm về hormone sinh dục nữ giới estrogen và progesterone. Mãn kinh xảy ra ở nữ giới là khoảng ngoài 50 tuổi và giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra ở tuổi 45 – 47 tuổi.

Thay đổi lịch làm việc và sinh hoạt:

Thay đổi lịch làm việc và sinh hoạt đột ngột sẽ phá vỡ nhịp sinh học bình thường của cơ thể vì ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt có thể là chậm kinh.

Tập luyện hoặc lao động quá sức:

Hoạt động quá sức có thể khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, làm rối loạn chức năng của sinh lý nữ dẫn đến chậm kinh.

Tăng hoặc giảm cân đột ngột:

Tăng hoặc giảm cân đột ngột đều tác động đến hormone, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, là nguyên nhân chậm kinh.

Chế độ ăn uống thiếu chất:

Ăn uống kém, thiếu đạm và các vitamin E, C, A có liên quan trực tiếp đến hoạt động của nội tiết tố nữ.

Vậy bị chậm kinh có nguy hiểm không?

Nếu nguyên nhân trễ kinh do sử dụng thuốc tránh thai, do stress kéo dài, do thiếu chất dinh dưỡng,… thì không có gì nguy hiểm, chị em có thể tự điều chỉnh để chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Nếu nguyên nhân trễ kinh là do bệnh phụ khoa, cụ thể là do hệ thống tuyến yên, buồng trứng và vùng dưới đồi gặp vấn đề thì sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Chị em cần đi khám chuyên khoa sản phụ khoa để điều trị sớm

Phòng ngừa chậm kinh nguyệt bằng lối sống tích cực

Phòng ngừa trễ kinh bằng thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, bổ sung vitamin, dưỡng chất cho cơ thể, uống đủ nước (tối thiểu 2 lít) mỗi ngày.

Phòng ngừa chậm kinh, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, không tự ý thụt rửa âm đạo… để hạn chế mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version