Site icon Medplus.vn

11 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

11 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

11 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

Thực tế, không khí trong nhà mà bạn hít thở là một loại hỗn hợp khí nguy hiểm bao gồm các chất kích thích, chất gây ung thư, hóa chất gây hại, chất gây độc thần kinh, mạt bụi nhà, chất gây dị ứng và vi trùng… Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và rối loạn phát triển, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

11 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra 11 nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất hiện diện ở hầu hết các hộ gia đình:

11 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

1. Sự tăng trưởng của nấm mốc

Các bào tử nấm mốc, đặc biệt là trong thời tiết ẩm ướt, là tác nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nấm mốc có thể hình thành trên tường nhà, kệ bếp, thảm, quần áo để lâu ngày… Việc hít phải các bào tử nấm mốc có thể kích hoạt các cơn ho, gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ và cả người lớn.

2. Sưởi ấm, nấu ăn bằng các loại than

Nhiều gia đình có thói quen sử dụng than củi, than đá… để đun nấu và sưởi ấm. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành carbon monoxide, một loại khí độc hại đối với sức khỏe con người.

Ngoài ra, việc sử dụng bếp than để nấu ăn, sưởi ấm hoặc đốt nhang thường xuyên… làm cho khói tích tụ trong không gian của ngôi nhà. Việc hít phải khói bụi gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho các thành viên trong gia đình.

3. Thảm chùi chân, thảm trải sàn

Thảm là nơi trú ngụ của rất nhiều vi sinh vật như ve, mạt bụi nhà – yếu tố được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, những chiếc thảm được làm bằng chất liệu nhân tạo cũng có thể chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) bao gồm toluene, formaldehyd và benzene. Đây là những chất gây ung thư đã được các nhà khoa học xác nhận.

4. Sơn tường

Hầu hết các loại sơn tường thông thường hiện nay đều có chứa chì. Việc tiếp xúc với chì lâu dài khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất khó để điều trị. Hơn nữa, nhiều loại sơn có thể chứa các hợp chất dễ bay hơi tác động xấu đến sức khỏe qua đường hô hấp.

5. Khói thuốc lá

Trong gia đình có người hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khói thuốc lá cũng có thể bám trên quần áo người hút cũng như người thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc và hòa trộn với không khí trong nhà, “ám” vào thảm, sofa, rèm cửa… gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Nicotine trong khói thuốc là một chất gây ung thư điển hình.

6. Hóa chất tẩy rửa

Hầu hết các chất tẩy rửa đều có chứa hợp chất dễ bay hơi (VOC) như aerosol, gây ra nhiều vấn đề về hô hấp. Trong thành phần của nhiều dung dịch tẩy trắng có chứa chlorin, chất có nguy cơ tạo ra khí clo. Đây là một loại khí cực kỳ có hại, thậm chí có nguy cơ gây tử vong nếu hít phải quá nhiều.

7. Sơn, véc ni trên đồ gia dụng, nội thất

Rất nhiều đồ gia dụng và nội thất bằng gỗ, mây, tre, cói… thường được phủ sơn, véc ni. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người hít phải sơn, véc ni có nguy cơ bị hen suyễn, rối loạn sinh lý, thậm chí gây ung thư. Nguyên do là vì thành phần của véc ni thường có chứa bột sắt công nghiệp, thủy ngân, chì… là những chất gây nguy hại cho sức khỏe. Trẻ em tiếp xúc với các chất này làm gia tăng nguy cơ bị hen suyễn.

8. Sáp thơm, xịt phòng nhân tạo làm mát không khí

Hầu hết các sản phẩm như sáp thơm, xịt phòng… làm mát không khí bày bán sẵn trên thị trường hiện nay đều có chứa glycol ether gốc ethylene. Những thành phần này gây ra các vấn đề về thần kinh cũng như liên quan đến máu. Chúng cũng chứa phthalates, một chất gây rối loạn nội tiết ở trẻ sơ sinh, gây cản trở sự tiết hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen bỏ long não (băng phiến) trong tủ quần áo, nhà tắm để đuổi gián và khử mùi. Băng phiến chứa naphthalene, một hóa chất dễ bay hơi tạo ra các chất gây ô nhiễm tồn tại dưới dạng khí.

9. Nến

Nến chủ yếu được sản xuất từ sáp paraffin, một phụ phẩm của dầu mỏ và được xử lý bằng thuốc tẩy để làm trắng. Khi được đốt cháy, nến giải phóng benzen và toluene… là những chất gây ung thư.

Trong khi đó, các nhà sản xuất nến thường thêm thuốc nhuộm nhân tạo, hương liệu tổng hợp để tạo màu và tạo hương thơm. Trong những thành phần đó thường có chứa acrolein, chất gây ung thư phổi. Như vậy có thể thấy việc sử dụng nến trong nhà chẳng khác gì việc kích hoạt quả bom hẹn giờ gây ra sự tàn phá đường hô hấp.

10. Sử dụng hóa mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Việc dùng dung dịch keo xịt tóc, sơn móng tay… có thể khiến các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được thải vào không khí trong nhà gây ô nhiễm.

11. Thú cưng

Chó, chim, mèo, các loài bò sát… cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà mà ít người nghĩ đến. Lông, phấn, động vật ký sinh… trên cơ thể vật nuôi cũng là nguồn gây dị ứng cho nhiều người. Do đó, nếu gia đình có nuôi thú cưng, bạn nên hạn chế không cho chúng chơi đùa trong phòng khách, nhà bếp, đặc biệt là phòng ngủ để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần tiêm chủng và tiêm thuốc ngừa giun sán, tắm rửa định kỳ cho chúng.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version