Theo Viện Nghiên cứu Ung Thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute – NCI). Tế bào Ung Thư hình thành khi quá trình sao chép DNA bị lỗi. Các tế bào này không chết đi mà liên tục sinh sôi, dẫn đến nhiều rối loạn trong cơ thể. Dưới đây là 11 tác nhân được các chuyên gia cho rằng có sự liên quan lớn đến sự hình thành và phát triển của Ung Thư. Cùng xem nhé!
1. Tuổi tác
Tuổi cao là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư nói chung. Theo dữ liệu thống kê gần đây nhất của NCI, độ tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư là 66 tuổi. Tuổi của bệnh nhân càng cao thì tỉ lệ mắc ung thư càng lớn.
Tuy nhiên, bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ví dụ, ở những người dưới 20 tuổi, tỉ lệ mắc ung thư xương là hơn 25%, bệnh bạch cầu (ung thư máu) là 10%. Trong tỉ lệ mắc các loại ung thư khác chỉ có 1% ở nhóm tuổi đó. Một số loại ung thư, chẳng hạn như u nguyên bào thần kinh cũng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn.
2. Rượu
Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thực quản, thanh quản, gan và vú. Bạn càng uống nhiều, nguy cơ của bạn càng cao, nhất là khi bạn có sử dụng thêm thuốc lá.
Các bác sĩ đưa ra lời khuyên chỉ nên uống rượu với số lượng vừa phải. Cụ thể là tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.
Co nhiều bài viết cho rằng trong rượu vang đỏ có đặc tính chống ung thư, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu xác thực cho tác dụng này.
3. Các chất gây ung thư trong môi trường
Ung thư được gây ra bởi những biến đổi gen làm thay đổi cách thức hoạt động của các tế bào. Một số thay đổi có thể do các tác nhân trong môi trường làm cho quá trình sao chép DNA bị lỗi. Như ánh nắng mặt trời, khói bụi, hoá chất,…
Ánh sáng mặt trời và các buồng nhuộm da nhân tạo đều phát ra tia cực tím (UV). Bức xạ UV có thể được phản xạ bởi cát, nước, tuyết, băng. Thậm chí có thể đi qua kính chắn gió và cửa sổ.
Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím có thể khiến da lão hóa sớm và tổn thương dẫn đến ung thư da. Mặc dù ung thư da phổ biến hơn ở những người có tông màu da sáng, nhưng tất cả mọi người đều có thể bị ung thư da.
4. Viêm mãn tính
Viêm là một phản ứng sinh lý bình thường, trong đó các mô bị tổn thương tiết ra một số hoá chất như một tín hiệu. Các tế bào bạch cầu sẽ đến và hỗ trợ tế bào phân chia, phát triển để xây dựng lại mô làm lành chấn thương. Một khi vết thương được chữa lành, quá trình viêm kết thúc.
Đối với viêm mãn tính, quá trình viêm có thể bắt đầu ngay cả khi không có tổn thương, và nó cũng không kết thúc. Theo thời gian, viêm mãn tính có thể gây tổn thương DNA và dẫn đến ung thư.
Ví dụ, những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính (chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn) có nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
5. Chế độ ăn
Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều chất phụ gia, chất dinh dưỡng và các thành phần dinh dưỡng khác cho các mối liên quan có thể có nguy cơ ung thư. Bao gồm:
Acrylamide
Acrylamide là một hóa chất được tìm thấy trong khói thuốc lá và một số loại thực phẩm. Nó có thể được sản xuất khi một số loại rau, chẳng hạn như khoai tây, được làm nóng đến nhiệt độ cao.
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là hóa chất ngăn chặn hoạt động của các hóa chất khác, được gọi là gốc tự do, có thể làm hỏng tế bào.
Chất tạo ngọt nhân tạo
Bao gồm:
- Saccharin
- Aspartame
- Acesulfame kali
- Sucralose
- Neotame
- Cyclamate.
Canxi
Một số nghiên cứu cho thấy rằng lượng canxi quá cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Thịt nướng
Thịt, bao gồm thịt bò, thịt lợn, cá và gia cầm được nấu chín bằng phương pháp nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất như HCAs và PAHs. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những chất này là một tác nhân gây ung thư ở người.
6. Hormone
Estrogen, một nhóm hormone giới tính nữ, được biết đến là tác nhân gây ung thư ở người. Mặc dù các hormone này có vai trò sinh lý thiết yếu ở cả nữ và nam, nhưng chúng cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ví dụ, dùng liệu pháp hormon mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung ở phụ nữ.
7. Ức chế miễn dịch
Nhiều người được cấy ghép nội tạng thường phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Những loại thuốc này làm cho hệ thống miễn dịch không thể phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc chống lại nhiễm trùng gây ung thư. Nhiễm HIV cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
4 bệnh ung thư phổ biến nhất trong ở những người cấy ghép tạng là:
- Ung thư hạch không Hodgkin (NHL)
- Ung thư phổi
- Ung thư thận
- Ung thư gan.
8. Tác nhân truyền nhiễm
Một số tác nhân truyền nhiễm, bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây hoặc làm tăng nguy cơ ung thư. Một số virus có thể phá vỡ sự phát triển và tăng sinh của tế bào. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ung thư khác. Và một số virus, vi khuẩn và ký sinh trùng cũng gây viêm mãn tính, có thể dẫn đến ung thư.
Hầu hết các virus có liên quan đến ung thư có thể truyền từ người này sang người khác thông qua máu và dịch cơ thể.
9. Béo phì
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm:
- Ung thư vú (ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh)
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư nội mạc tử cung
- Ung thư thực quả
- Ung thư thận
- Ung thư tụy và túi mật.
10. Bức xạ
Bức xạ của các bước sóng được gọi là bức xạ ion hóa. Các bức xạ này có đủ năng lượng để làm hỏng DNA gây ung thư. Bức xạ ion hóa bao gồm radon, tia X, tia gamma và các dạng bức xạ năng lượng cao khác. Các dạng phóng xạ năng lượng thấp, không ion hóa chưa được chứng minh gây ung thư ở người.
Một số thủ tục y tế cũng là tác nhân gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư. Chẳng hạn như:
- Chụp X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
- Xạ trị
Tuy nhiên, rủi ro ung thư từ các thủ tục y tế này là rất nhỏ. Hơn nữa, lợi ích của chúng hầu như luôn lớn hơn rủi ro.
11. Thuốc lá
Sử dụng thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây ung thư và tử vong do ung thư. Những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Trong thuốc lá có chứa nicotin nhiều hóa chất làm hỏng DNA.
Sử dụng thuốc lá gây ra nhiều loại ung thư. Bao gồm:
- Ung thư phổi
- Ung thư thanh quản
- Ung thư miệng
- Ung thư thực quản
- Ung thư họng
- Ung thư bàng quang
- Ung thư thận
- Ung thư gan
- Ung thư dạ dày
- Ung thư tuyến tụy
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư cổ tử cung.
Những người sử dụng thuốc lá không khói cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Danh sách trên đây bao gồm các tác nhân gây nguy cơ cao nhất đối với bệnh ung thư. Một số yếu tố có thể tránh được như rượu, thuốc lá… Nhưng có những yếu tố khác – như già đi – thì không thể. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên để bảo vệ bản thân một cách tốt nhất nhé!
Bài viết liên quan:
- Những điều cần biết về Ung thư tuyến tiền liệt
- Ung thư vú và những điều bạn nên biết
- 6 Triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày
- U tuyến yên có gây nguy hiển không?
Nguồn: National Cancer Institute