Site icon Medplus.vn

11 Yếu tố gây nên phình động mạch não và cách phòng tránh

Vỡ phình động mạch não là nguyên nhân thường gặp trong đột quỵ chảy máu não ở người trẻ tuổi. Vỡ mình mạch não hay gây xuất huyết dưới nhện –biến cố có tỉ lệ tử vong cao. Trung bình 10% bệnh nhân xuất huyết dưới nhện chết trước khi vào viện, 25% chết trong vòng 24h, xấp xỉ 45% chết trong vòng 30 ngày. Hãy cùng tìm hiểu với Medplus về bệnh lý này nhé:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh khác:

1. Nguyên nhân bệnh Phình động mạch não

Nguyên nhân phình động mạch não hiện vẫn còn chưa được biết rõ.

2. Triệu chứng bệnh Phình động mạch não

Hầu hết phình động mạch não không có triệu chứng, thường chỉ phát hiện tình cờ hoặc khi đã có biến chứng vỡ phình

Một số dấu hiệu phình động mạch não có thể gặp bao gồm:

  • Đau đầu
  • Giảm thị lực
  • Liệt dây thần kinh sọ (đặc biệt là liệt dây số III gây lác, nhìn đôi), do khối phình chèn ép
  • Triệu chứng của phình động mạch não vỡ:
  • Đau đầu rất dữ dội đột ngột
  • Nôn, buồn nôn
  • Gáy cứng
  • Có thể suy giảm ý thức, hôn mê
  • Một số có thể gây các triệu chứng thần kinh khu trú từ nhẹ đến liệt nặng
  • Động kinh thường hiếm gặp
  • Đột tử: 10-15% bệnh nhân chết trước khi đến viện

3. Các yếu tố mắc bệnh Phình động mạch não

 Các yếu tố phát triển theo thời gian bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Hút thuốc
  • Huyết áp cao
  • Sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, đặc biệt là cocaine
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu,bia,…
  • Một số loại chứng phình động mạch não có thể xảy ra sau chấn thương đầu (bóc tách túi phình) hoặc do nhiễm trùng máu nhất định (chứng phình động mạch cơ).

Các yếu tố xuất hiện sau khi sinh bao gồm:

  • Rối loạn mô liên kết di truyền, chẳng hạn như hội chứng Ehlers-Danlos, làm suy yếu mạch máu
  • Bệnh thận đa nang, một rối loạn di truyền dẫn đến các túi chứa đầy chất lỏng trong thận và thường làm tăng huyết áp
  • Hẹp bất thường động mạch chủ (coarctation of aorta), mạch máu lớn cung cấp máu giàu oxy từ tim đến cơ thể
  • Dị dạng động mạch não (AVM não), một kết nối bất thường giữa các động mạch và tĩnh mạch trong não làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu giữa chúng
  • Tiền sử gia đình về chứng phình động mạch não, đặc biệt là người thân cấp một, chẳng hạn như cha mẹ, anh, chị, em hoặc con

4. Phòng ngừa bệnh Phình động mạch não

Các biện pháp có thể phòng ngừa khá ít và hạn chế

  • Bỏ thuốc lá
  • Kiểm soát tốt huyết áp dựa trên chế độ ăn lành mạnh và uống thuốc đều đặn

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Phình động mạch não

  • Chụp cắt lớp vi tính mạch não (có tiêm thuốc cản quang): có thể xác định được khá chính xác vị trí, kích thước túi phình từ đó quyết định can thiệp, phẫu thuật
  • Chụp cộng hưởng từ não mạch não (MRI): tương tự như chụp cắt lớp vi tính mạch não, nhược điểm là thời gian chụp lâu và đắt tiền hơn
  • Chụp cắt lớp vi tính: trong những trường hợp nghi ngờ xuất huyết do vỡ phình có thể chỉ cần chụp cắt lớp vi tính thường quy là có thể phát hiện được
  • Chọc dịch não tủy: những trường hợp nghi ngờ cao mà phim chụp không rõ ràng, có thể phải chọc dịch não tủy làm xét nghiệm. Dịch não tủy có màu hồng (máu), ba ống liên tiếp không đông.

6. Các biện pháp điều trị bệnh Phình động mạch não

Có hai biện pháp điều trị phình động mạch não chủ yếu hiện nay là can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

Với biện pháp phẫu thuật, phẫu thuật viên sẽ mở sọ, dùng một dụng cụ (gọi là clip) để kẹp cổ túi phình. Với can thiệp nội mạch, bác sĩ can thiệp sẽ đưa một vật liệu bằng platinum (gọi là coil) vào lòng của túi phình để gây huyết khối tại túi phình

Đối với phình mạch não chưa vỡ không triệu chứng: khuyến cáo can thiệp/phẫu thuật khi kích thước túi phình >7-10mm. Can thiệp nội mạch là biện pháp ít xâm lấn hơn phẫu thuật, hiện nay được ưu tiên sử dụng

Đối với phình động mạch não vỡ:

  • Tùy kinh nghiệm từng trung tâm, bệnh viện mà có thể tiến hành can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật. Can thiệp nội mạch thường được ưu tiên hơn.
  • Thời điểm phẫu thuật/can thiệp: nếu bệnh nhân không có triệu chứng hoặc đau đầu nhẹ, hoặc đau đầu nhiều, gáy cứng nhưng không có triệu chứng thần kinh khu trú (trừ liệt dây thần kinh sọ), hoặc suy giảm ý thức nhẹ, triệu chứng thần kinh khu trú nhẹ can thiệp/phẫu thuật nên được thực hiện sớm trong 24-72h.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê, triệu chứng liệt nặng, tiên lượng thường xấu. Quyết định điều trị tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Bởi vì phẫu thuật trong trường hợp này có thể có nhiều biến chứng hơn là trì hoãn 10-14 ngày. Hơn nữa tình trạng phù não và cục máu đông quanh chỗ phình có thể làm phẫu thuật khó khăn hơn.
  • Mục tiêu huyết áp trong giai đoạn cấp được khuyến cáo dưới 160mmHg. Các thuốc có thể dùng: Labetalol, nicardipin. Tránh dùng nitroprusside hoặc nitroglycerin
  • Giảm thiếu máu não: Nimodipin 60mg uống mỗi 4h hoặc bơm qua sonde dạ dày. Tránh dùng đường tĩnh mạch.
  • Đảm bảo thể tích tuần hoàn

Nguồn tham khảo: Brain aneurysm

Exit mobile version