Site icon Medplus.vn

12 cách dạy trẻ thông minh đơn giản

12 cách dạy trẻ thông minh đơn giản

12 cách dạy trẻ thông minh đơn giản

Dạy trẻ thông minh luôn là mong muốn của nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách dạy bé đúng cách. Bài viết dưới đây gợi ý một số cách đơn giản giúp dạy trẻ thông minh.

1. Dạy bé thông minh sớm bằng cách trò chuyện với bé nhiều hơn

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng giúp thúc đẩy trí thông minh của bé. Trò chuyện nhiều cùng bé sẽ giúp gắn kết tình cảm của bố mẹ với bé cũng như giúp bé tự tin, độc lập hơn. Để phát triển khả năng giao tiếp của bé, bố mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn mỗi ngày. Chủ đề có thể về những điều bé đang làm, một ngày của bé ra sao hay bất kỳ điều gì gần gũi với bé. Bố mẹ nhớ sử dụng thêm các ngôn ngữ miêu tả khi trò chuyện bé nữa nhé.

2. Âu yếm bé nhiều hơn

Những em bé được nuôi dạy trong một môi trường nhiều tình yêu thương và ấm áp sẽ dễ dàng biết chấp nhận các thử thách trong cuộc sống. Chính vì thế, ngay từ khi bé mới sinh ra, bố mẹ hãy tạo dựng một mái ấm nhiều tình yêu cho con. Mỗi ngày, bố mẹ nên mát – xa, âu yếm cũng như có những tiếp xúc da kề da với bé nhiều hơn. Ngoài ra, những hoạt động như trêu đùa hay cưng nựng cũng giúp bé cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình rõ ràng hơn.

3. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Khi bé bắt đầu ăn thô, bố mẹ nên chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng gồm nhiều thức phẩm tốt cho sự phát triển nhận thức của bé. Trứng, rau xanh, hoa quả, các loạt hạt đều là những loại nguyên liều giàu vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

4. Cho bé chơi những đồ chơi đúng tuổi

Giữa thế giới đồ chơi trẻ em rộng lớn, không phải tất cả đều sẽ phù hợp với bé. Một số loại đồ chơi có thể khiến bé cảm thấy bị quá tải và khó chịu. Chính vì thế, trước khi mua bất kỳ món đồ hay áp dụng một phương pháp dạy con nào, bố mẹ cần phân tích xem món đồ chơi đó hoặc phương pháp đó có cần thiết và phù hợp với khả năng của bé không.

Ví dụ: “Dạy bé 1 tuổi thông minh thì cần những gì?”, “Dạy bé 2 tuổi thông minh thì nên mua đồ chơi nào?” hay “Dạy bé 3 tuổi thông minh liệu có cần những món đồ đó không?”. Những món đồ chơi phù hợp với bé sẽ đều thỏa mãn những câu hỏi trên cũng như khuyến khích bé học hỏi, khám phá được nhiều hơn.

5. Chơi cùng con nhiều hơn

Bé nhỏ thường dễ xao nhãng nên việc bố mẹ chơi cùng bé sẽ giúp điều chỉnh khả năng tập trung, giúp trẻ khám phá hiệu quả hơn. Mỗi ngày, bố mẹ nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để chơi cùng bé và tìm hiểu xem hoạt động mà bé yêu thích nhất. Việc giới thiệu một cách từ từ những trò chơi mới sẽ khuyến khích bé suy nghĩ và nhận thức được nhiều hơn. Đặc biệt, các bé thường thích bắt chước người lớn nên nếu muốn bé học được kỹ năng mới, bố mẹ có thể làm mẫu để bé làm theo nhé.

6. Đọc sách với con nhiều

Sách là công cụ hữu hiệu giúp kích thích khả năng tưởng tượng và tư duy của bé. Chính vì vậy, dù bận rộn mấy, bố mẹ cũng nên đọc sách cho bé mỗi ngày. Những quyển sách có màu sắc tươi sáng và hình ảnh to rõ sẽ khiến bé rất hào hứng. Thời gian đầu, bé sẽ bắt bố mẹ đọc đi đọc lại một vài quyển nhưng dần dần bé sẽ biết lựa chọn thêm những sách khác. Việc cho bé tiếp xúc từ sớm sẽ giúp bé làm quen với mặt chữ và khiến bé yêu thích việc đọc khi lớn lên.

12 cách dạy trẻ thông minh đơn giản

7. Kể những câu chuyện liên quan đến trẻ

Khi đọc sách hay trò chuyện với bé, bố mẹ có thể biến bé thành nhân vật chính ở trong những câu chuyện bé thích. Dần dần khi lớn lên, bé sẽ biết liên hệ những câu chuyện đó với chính cuộc sống hằng ngày của mình. Bản thân bé cũng học được kể chuyện và biết cách kể lại những câu chuyện của bản thân với mọi người xung quanh.

8. Khuyến khích trẻ khám phá

Bố mẹ nên cho bé đi ra ngoài chơi để khuyến khích bé khám phá ở những không gian mới. Thậm chí, chỉ cần đi siêu thị thôi cũng kích thích khả năng quan sát của bé rất nhiều. Ngoài ra, mỗi ngày, bố mẹ cũng có thể kể lại những gì mình nhìn thấy cho bé nghe một cách hào hứng. Bố mẹ càng cho bé nhiều trải nghiệm, bé sẽ càng học hỏi được nhiều hơn.

9. Giới thiệu số và chữ cái cho bé từ sớm

Đừng để đến khi bé đi học, bố mẹ mới giới thiệu số và chữ cái cho bé. Bố mẹ có thể dạy bé tập đếm thông qua hoạt động vui chơi hằng ngày và chỉ những con chữ trên biển báo cho bé thấy. Càng tiếp xúc nhiều, bé sẽ càng hiểu hơn về đọc viết, rất có lợi cho việc học về sau của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng ngôn ngữ kí hiệu giúp nâng cao khả năng hiểu và kết nối hình ảnh với chữ số.

10. Tạo cơ hội cho bé chơi cùng bạn bè

Những tương tác xã hội giúp bé có nhiều trải nghiệm kích thích và giúp bé học được cách vượt qua thử thách khi lớn lên. Bố mẹ có thể cho bé đi công viên hoặc chơi chơi cùng các bạn trong xóm. Ở giai đoạn này, bố mẹ nên ở cạnh và hướng dẫn bạn cách kết bạn lành mạnh. Khi bé thấu hiểu được những bài học vô giá của tình bạn, bé cũng sẽ được trang bị tốt hơn để xử lý những tình huống không hay khi lớn lên.

11. Khuyến khích bé tò mò

Bé yêu vốn rất tò mò và nếu được khuyến khích, sự tò mò này giúp bé học hỏi được nhiều hơn. Bố mẹ có thể kích thích sự hào hứng của bé bằng cách tạo cơ hội cho bé được khám phá nhiều điều mới. Để thúc đẩy bé khám phá nhiều hơn, bố mẹ nên thể hiện sự trận trọng với bất kỳ điều gì mới mẻ mà bé làm ra. Ngoài ra, bố mẹ có thể thúc đẩy trí tưởng tượng của bằng cách cung cấp những loại đồ chơi thân thiện thông qua các hoạt động như dạy các con vật cho bé thông minh chẳng hạn.

12. Hạn chế xem các thiết bị điện tử

Mặc dù có rất nhiều chương trình giáo dục cho bé trên các thiết bị điện tử nhưng bố mẹ không nên lạm dụng chúng trong quá trình nuôi dạy bé. Hạn chế việc bé xem những thiết bị này và thay vào đó, bố mẹ nên cho bé tham gia nhiều hoạt động mang tính thực tiễn, giúp bé thông minh hơn. Đặc biệt, việc xem nhiều các thiết bị điện tử cũng khiến bé lười vận động, thị giác suy yếu và hạn chế khả năng tư duy.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version