Site icon Medplus.vn

15 bí quyết khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 2)

15 bí quyết khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 2)

15 bí quyết khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 2)

Nếu bố mẹ động viên, khuyến khích trẻ cư xử tốt hoặc có những hành động tích cực, thì trẻ sẽ càng muốn cố gắng và luôn tìm cách cải thiện hành vi của mình. Những cách động viên tích cực của bố mẹ sẽ khuyến khích trẻ ngày càng tiến bộ và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Vì vậy, bố mẹ nhớ chú ý đến những hành động đẹp và những cách cư xử tốt của con để khen ngợi, thay vì chỉ áp dụng hình phạt cho những hành động sai nhé.

8. Tránh góp ý quá nhiều

Trước khi can thiệp vào những việc trẻ làm, đặc biệt là khi bố mẹ định ngăn cản hoặc trách móc trẻ, hãy cân nhắc xem điều đó có thực sự cần thiết hay không. Bằng cách hạn chế tối đa những hướng dẫn, yêu cầu và nhận xét tiêu cực, bố mẹ sẽ làm giảm khả năng gây ra những bất đồng hoặc tạo ra những cảm xúc khó chịu. Các quy tắc là rất quan trọng, nhưng bố mẹ cứ để cho trẻ được thoải mái một chút và chỉ nên áp dụng quy tắc khi thật sự cần thiết thôi!

15 bí quyết khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 2)

9. Giữ vững lập trường khi trẻ nài nỉ

Khi trẻ rên rỉ, nài nỉ mà bố mẹ xuôi theo ý trẻ thì lần sau trẻ còn lèo nhèo “ăn vạ” nhiều hơn. Vì vậy, bố mẹ hãy giữ vững lập trường của mình. “Không” là “không”, chứ đừng là “nửa có nửa không”.

10. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản

Bố mẹ cần diễn đạt các yêu cầu bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu nhất để trẻ biết rõ rằng mình cần làm gì. Ví dụ: “Con hãy nắm tay bố khi sang đường nhé”. Ngoài ra, những yêu cầu dưới dạng câu khẳng định sẽ tốt hơn là câu phủ định, vì chúng giúp hướng dẫn trẻ theo cách tích cực, trực tiếp hơn. Ví dụ: “Con đóng cửa vào nhé!” thì tốt hơn là “Con đừng để cửa mở nhé!”.

11. Hãy để trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình

Khi trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ nên cho trẻ cơ hội tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Tức là, trẻ có thể sẽ phải chịu những hậu quả tự nhiên (ví dụ, trẻ đi chơi nhưng quên mang theo chiếc khăn ưa thích thì phải chịu thôi!), hoặc những hình phạt của bố mẹ khi trẻ có hành vi nguy hiểm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bố mẹ cần giải thích trước với trẻ về những hậu quả, và chắc chắn là trẻ đồng ý chịu hình phạt khi mình làm không đúng, rồi sau đó bố mẹ mới áp dụng nhé!

12. Không nên nhắc nhở trẻ liên tục

Nếu bố mẹ liên tục nhắc đi nhắc lại việc gì đó, trẻ có thể sẽ “nhờn” hoặc chán. Khi bố mẹ muốn cho trẻ cơ hội cuối cùng để hợp tác, hãy nhắc trẻ nhớ đến những hậu quả của việc không làm đúng những gì mình cần làm. Và hãy đếm từ 1 đến 3 trước khi thực sự áp dụng hình phạt.

13. Khuyến khích trẻ làm việc nhà để cảm thấy mình thật quan trọng

Hãy để trẻ làm những việc nhà phù hợp, để trẻ cảm thấy mình có vai trò quan trọng trong gia đình. Hơn nữa, khi trẻ làm việc gì đó nhiều lần thì sẽ trở nên thành thạo, cảm thấy tự tin và muốn tiếp tục làm. Tất nhiên, bố mẹ nên khen ngợi vì những nỗ lực và hành vi của trẻ, để khuyến khích trẻ có nhiều hành động tốt hơn nữa nhé!

15 bí quyết khuyến khích trẻ cư xử tốt (Phần 2)

14. Sẵn sàng cho những tình huống khó khăn

Sẽ có lúc, bố mẹ thấy rất mệt mỏi vì vừa trông con, vừa làm mọi việc. Vì vậy, bố mẹ hãy tính trước đến những tình huống kiểu này, để có kế hoạch điều chỉnh hành vi của con. Ví dụ, bố mẹ nên thông báo trước 5-10 phút rằng con cần bắt đầu hoặc dừng làm gì đó. Ngoài ra, bố mẹ nên giải thích rõ rằng tại sao bố mẹ cần con hợp tác. Như vậy, trẻ sẽ hiểu là mình nên làm thế nào.

15. Thêm chút hài hước vào mọi việc

Bố mẹ có thể dùng những bài hát, hay chút chuyện hài hước để khuyến khích trẻ hành động theo cách bố mẹ muốn. Ví dụ, bố mẹ có thể giả vờ là quái vật, sẽ cù lét đứa trẻ nào không chịu dọn đồ chơi. Tuy nhiên, sự hài hước để cả bố mẹ và trẻ cùng cười mới là vui, chứ bố mẹ không nên lấy trẻ ra làm trò cười, rồi chế giễu trẻ, khiến trẻ bị tổn thương nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version