Cùng Medplus tìm hiểu thêm về căn bệnh lở mép miệng bạn đọc nhé!
1. Lở mép là gì ?
Lở mép miệng là một bệnh da liễu lành tính hình thành với các mụn nước gây ngứa và đau ở vùng da mép gần miệng. Bệnh lí này mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng lại khiến người mắc gặp rất nhiều phiền toái, khó chịu làm bệnh nhân mất tự tin trong công việc hằng ngày.
2. Nguyên nhân gây lở mép là gì ?
Có rất nhiều nguyên nhân chốc mép ở miệng, trong đó phổ biến nhất là nhiễm nhiễm nấm, vi khuẩn men do cơ thể suy giảm miễn dịch:
- Virus gây bệnh chốc mép lây truyền khi tiếp xúc với dịch tiết của tổn thương. Virus này có thể tồn tại trong nước bọt, nước mũi và cả nước mắt của người bệnh.
- Sự thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là nguyên nhân gây ra lở khóe miệng.
- Loại nhiễm nấm phổ biến nhất gây chốc mép là Candida. Bên cạnh đó, một số chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn hoặc virus cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Tuổi nhỏ khiến trẻ bị lở mép miệng, thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo hoặc có bệnh về da phối hợp như ghẻ, viêm da cơ địa, côn trùng cắn,…
- 3. Triệu chứng lở mép như thế nào?
Các triệu chứng cho thấy bạn bị lở mép thường chỉ xuất hiện ở mép miệng. Chúng có thể gây đau đớn và khiến bạn khó chịu. Các dấu hiệu có thể từ các vết đỏ nhẹ đến các nốt mụn nước phồng rộp, đóng vảy và chảy máu.
Khi bị lở mép, mép miệng sẽ bị nứt ở một hoặc cả hai bên kèm theo các triệu chứng như:
- Chảy máu
- Đỏ
- Sưng
- Có mụn nước
- Da trở nên thô ráp, sần sùi
- Ngứa
- Có vảy
- Đau
Các triệu chứng bị lở mép khác bao gồm:
- Vị giác thay đổi
- Cảm giác nóng rát ở môi hoặc miệng
- Môi khô và nứt nẻ
- Gặp khó khăn trong ăn uống do kích ứng, có thể dẫn đến sụt cân
4. Điều trị lở mép
Vậy làm thế nào để chữa lở mép. Dưới đây là một số cách chữa bệnh lở mép mà mọi người có thể tham khảo:
1. Chữa lở mép bằng thuốc tây
Hiện nay chưa thể ghi nhận một trường hợp nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh lở mép nếu nguyên nhân gây ra là do nhiễm virus. Nhưng bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc chống virus như acyclovir, valacicolovir,… để giảm khả năng lây lan của bệnh và giảm đau ngứa cũng như hạn chế khả năng bệnh tái phát nhiều lần.
Với những trường hợp bệnh nhân tái phát nhiều lần, tổn thương ngày càng nặng buộc phải uống đủ liều kháng sinh acyclovir diệt virut dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khá da liễu.
Loại thuốc này có thể có tác dụng phụ là nôn, tiêu chảy, vì thế bệnh nhân nên theo dõi nếu gặp phải tác dụng phụ cần đến khám lại ngày. Thuốc không dùng cho bệnh nhân suy thận.
Đối với bé bị lở mép, có thể chữa bệnh lở mép cho trẻ bằng cách như sau: rửa sạch vết thương bằng nước sôi để âm ấm, lau khô bằng vải mểm rồi bôi một chút dầu gan cá cô đặc hoặc có thể nghiền viên vitamin B2 thành dạng bột rồi rắc vào vết thương. Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn trưa và trước khi đi ngủ.
2. Chữa lở mép bằng bài thuốc dân gian
Các cách chữa lở mép bằng dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên an toàn với sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm là phương pháp được nhiều người lựa chọn.
Thuốc dân gian an toàn nhưng hiệu quả tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài mới có thể thấy được chuyển biến của bệnh.
Các bài thuốc dân gian điển hình:
- Dùng lá ổi:
- Chọn 3 -4 là ổi non, đem rửa sạch nhai lá ổi hoặc giã nát và đắp lên vùng mép bị lở . Ngoài điều trị bệnh chốc lở hiệu quả, lá ổi còn có tác dụng làm thơm miệng và trắng răng.
- Dầu Olive:
- Lấy tăm bông tẩm một ít dầu olive thoa lên vết lở ở mép mỗi ngày cho đến khi vùng da mép có dấu hiệu se lại, không đau rát nữa. Dầu olive không những là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong làm đẹp mà còn có tính sát trùng cao, giảm viêm nhiễm, chữa bệnh chốc lở mép vô cùng hiệu quả.
- Dưa leo:
- Thái lát dưa leo thành miếng mỏng, chà xát nhẹ lên vùng mép bị bệnh, cảm giác đau rát sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, bạn kết hợp dưa leo trong các bữa ăn hằng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, dùng những thực phẩm mát cũng góp phần ngăn ngừa lở mép miệng chẳng hạn như nước dừa
Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về Bệnh lở mép miệng, hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức vận dụng hơn !
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin liên quan: