Cong vẹo cột sống là gì?
Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên, mức độ cong của cột sống được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ chứng cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao.
Nếu trẻ ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường không cần phải theo dõi nghiêm ngặt và hiếm khi bị nặng hơn. Còn nếu cột sống cong trên 50 – 75 độ, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và tệ dần khi trưởng thành.
Triệu chứng & dấu hiệu nhận biết bệnh cong vẹo cột sống
Hầu hết trẻ bị cong vẹo cột sống không có triệu chứng đau nhưng có thể bị gù một bên lưng hoặc có một bên vai cao hơn bên kia khi cúi người về trước. Bên cạnh đó, hông của trẻ sẽ phát triển không đều và hay dựa vào một bên.
Đối với người lớn, đau cột sống là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng cong vẹo cột sống nặng. Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:
- Giảm chiều cao
- Tăng độ nhô lên của xương sườn
- Thay đổi vòng eo không phải do tăng cân
- Vòng eo bụng thay đổi càng nhiều đồng nghĩa là bị cong càng nặng.
Khi cột sống bị cong nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau cột sống, mệt mỏi, nặng nhất là khó thở. Chứng cong vẹo cột sống gây ra những vấn đề về cảm xúc khá nghiêm trọng, nhất là trẻ vị thành niên.
3 biện pháp để điều trị bệnh cong vẹo cột sống
1.Phẫu thuật
Được chỉ định khi mức độ cong vẹo cột sống của bệnh nhân quá nặng, đặc biệt là đối với trẻ em, phẫu thuật dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
2.Trị liệu thần kinh cột sống
Phương pháp này sẽ sử dụng tay để tạo ra lực chính xác tác động vào cấu trúc xương khớp sai lệch và nắn chỉnh lại. Sau đó, kết hợp vật lý trị liệu để làm mềm mô cơ vùng cột sống.
Có thể kết hợp với việc đeo đai cố định nếu góc Cobb trên 25 độ hay bệnh nhân đang ở độ tuổi phát triển xương.
3.Luyện tập
Luyện tập các bài tập vẹo cột sống mỗi ngày giúp rèn luyện cân bằng, sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Làm thế nào để biết chính xác bản thân có bị chứng cong vẹo cột sống hay không?
Chẩn đoán chính xác bệnh cong vẹo cột sống
Cần phải thực hiện những phương pháp như sau khi muốn xác định có mắc phải chứng bệnh này không, thì sẽ gồm có:
Khám lâm sàng:
- Xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống và các triệu chứng của vẹo cột sống
Cận lâm sàng:
- Chụp X quang: để đánh giá các đốt sống và cột sống. Dùng phương pháp Cobb để đo độ vẹo cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ: để đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, tủy sống, thần kinh.
- Chụp cắt lớp vi tính: cho hình ảnh xương và cấu trúc bên trong cột sống một cách rõ ràng.
- Diện chẩn: kiểm tra sự dẫn truyền của các dây thần kinh và tủy sống.
Ngăn ngừa cong vẹo cột sống
Đồng thời, để ngăn ngừa không mắc phải bệnh cong vẹo cột sống thì đòi hỏi bạn cần phải tuân thủ áp dụng những cách này:
- Không cho trẻ mang cặp quá nặng
- Bàn ghế học tập phải phù hợp với chiều cao
- Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế: ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng cong vẹo cột sống, để chữa trị hiệu cần sẽ phải trải qua quá trình rất phức tạp cũng như bệnh nhân cần phải kiên trì. Cho nên, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường cần phải có sự tư vấn và can thiệp kịp thời.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích khác như: