Site icon Medplus.vn

3 Cách điều trị Rám má các bác sĩ da liễu khuyên dùng

rám má

Rám má là gì?

Rám má là hiện tượng tăng sắc tố da khiến trên da xuất hiện những đốm nhỏ. Những đốm này rất dễ nhận biết vì có màu sắc sẫm hơn so với nền da, thường là màu nâu hoặc xanh đen. Rám má chủ yếu tập trung ở phần mặt, hai bên gò má, trán, mũi và quanh miệng.  Bệnh có cả ở hai giới, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy lành tính, không gây tử vong. Nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh đặc biệt là phụ nữ.

Nguyên nhân gây rám má

Rám má là bệnh da do rối loạn chuyển hóa sắc tố ở da. Số lượng tế bào sắc tố hoàn toàn bình thường, nhưng do rối loạn nội tiết. Đặc biệt là estrogen làm cho tế bào sắc tố tăng cường sản xuất ra sắc tố và được vận chuyển sang các tế bào thượng bì, vì vậy làm tăng sắc tố của da. 

Chính vì lẽ đó người ta cho rằng rám má là một bệnh da tăng sắc tố có nguyên nhân do nội tiết. Vì vậy, bất kể nguyên nhân nào ảnh hưởng tới nội tiết của cơ thể đều có thể làm phát sinh rám má. Đặc biệt các nội tiết tố sinh dục như estrogen, progesteron. Ngoài ra, một số loại hormon khác cũng có thể làm phát sinh bệnh như hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên.

 

Một số yếu tố thuận lợi làm phát sinh bệnh như uống thuốc tránh thai, viêm nhiễm cấp hay mạn tính, hay gặp trong viêm xoang, viêm phần phụ, chửa đẻ, nghề nghiệp. Nhất là những người làm nghề có liên quan đến dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu, những người sản xuất và sử dụng nhiều nước hoa.

Đối tượng có thể bị rám má

Bệnh có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, nhất là những người có vấn đề về nội tiết.

Yếu tố làm tăng nguy cơ rám má, bao gồm:

Triệu chứng và dấu hiệu  

Rám má hay nám má với biểu hiện là các dát sắc tố màu nâu, xanh đen, hay đen sạm ở hai bên má, trán, cằm, mũi. 

Các dát sắc tố thường sắp xếp đối xứng, kích thước có khi nhỏ, khi to. 

Bờ của các vết sạm da rõ nhưng không đều, không có teo da, không bong vảy da và không có ngứa.

Bệnh hay gặp ở người uống thuốc tránh thai, trong khi mang thai, thời kỳ cho con bú, đôi khi còn gặp ở những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh thậm chí có khi gặp ở phụ nữ trẻ chưa lập gia đình.

Rám má được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán rám má thông qua việc quan sát các triệu chứng của người bệnh, hỏi về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Nếu bạn có những vấn đề về nội tiết tố thì nên thông báo ngay với bác sĩ.

Dùng đèn tia cực tím soi trực tiếp vào da trong phòng tối.

Cách điều trị rám má

Nguyên tắc chúng trong việc điều trị rám má là:

Cụ thể:

Dùng thuốc bôi ngoài da

Lưu ý: Tùy từng trường hợp nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc cần thoa. Đối với kem chống nắng, trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng phải sử dụng để bảo vệ da trước ánh mặt trời, hạn chế tia UV làm kích thích tăng sắc tố da.

Sử dụng laser

Thường được sử dụng trong trường hợp rám má rất nặng. Chiếu laser lên da có thể làm mờ đi các vết rám má nhanh chóng, nhưng hiệu quả mà laser mang lại chỉ là tạm thời, không có tác dụng chữa bệnh vĩnh viễn.

Dùng thuốc uống cho toàn thân

Phối hợp với các biện pháp khác như: ngừng dùng thuốc tránh thai nếu như đang sử dụng. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và sử dụng các biện pháp bảo vệ khác khi ra nắng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, khi các vết sạm da mà ở sâu dưới trung, hạ bì thì phải kết hợp điều trị hóa chất. Như đã nói ở trên với các phương pháp khác như siêu mài mòn, điều trị bằng laser mới cho hiệu quả mong muốn

Các biện pháp phòng ngừa rám má

Để tránh bệnh phát sinh:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Rám má tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền toái về mặt thẩm mỹ. Ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Biết được nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp bạn phục hồi lại được làn da như cũ. 

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh rám má. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version