Site icon Medplus.vn

Chuối Tiêu – Từ thực phẩm thân thuộc đến dược liệu Đông Y nổi tiếng

3 chuoi tiẻu - Medplus

Chuối tiêu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Chuối tiêu, Hương tiêu

Tên khoa học: Musa paradisiaca L.

Họ thực vật: Musaceae (Chuối)

1. Đặc điểm dược liệu

Chuối tiêu thuộc loại cây thảo, cao từ 5m đến 6m, sống lâu năm, thân cây tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống hình tròn có khuyết rãnh, lá to, dài. Trái nằm trên buồng, có từ 6-8 nải, mỗi nải khoảng 12 trái. Trái nhỏ, dài, mùi thơm. Khi chưa chín, vỏ vẫn màu xanh nhưng khi chín mùi thì màu vàng. Quả chuối có vị ngọt, tính rất lạnh (tính hàn), không độc.

2. Bộ phận dùng

Nhiều bộ phận khác nhau của cây, chủ yếu là quả – Fructus Musae.

3. Phân bố

Chuối tiêu được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Quả chín có hương vị ngon ngọt, giàu dưỡng chất nên được nhiều người yêu thích

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hoá học

Quả chuối xanh chứa 10% tinh bột, chuối chín có tỉ lệ g%: glucid 16-20; tinh bột 1,2; protid 1,32; lipid 0,5; theo tỉ lệ mg%: calcium 8, kalium 28, sắt 0,5 và các vitamin PP 0,07, vitamin C 0,6. Còn có Mg, Na, các chlorur, phosphat, lưu huỳnh, kẽm. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt, cứ 100g có thể cho 100 calo và dễ tiêu hoá. Trong Chuối có 2 hợp chất quan trọng về mặt sinh lý là serotinin và nore-pinephrin, cùng với dopamin và một catecholamin chưa xác định. Do có các hoạt chất này mà Chuối có những ứng dụng quan trọng trong y học (chữa đau tạng phủ, táo bón, loét ống tiêu hoá…). Bầu của hoa chuối chứa tryptophan và các hợp chất Indol.

2. Tính vị

Vị ngọt, tính lạnh không độc

3. Công dụng

  1. Thanh Vị hỏa, giải nhiệt độc. Trị phù thũng, ho (TQDHĐT.Điển)
  2. Chuối chín làm tăng hồng cầu, huyết cầu tố, giúp giảm được tình trạng nhiễm Acid cho chế độ ăn nhiều thịt, mỡ hoặc quá nhiều ngũ cốc.
  3. Chuối chín tươi được coi là thuốc đối với người bị bệnh đường ruột kể cả tiêu chảy, lỵ; là thuốc lợi tiểu cho ngày.2 bị thũng, tăng hấp thụ cho trẻ bị suy dinh dưỡng (Trái cây và sức khỏe).
  4. Quả Chuối chín nhuận tràng, chống scorbut và làm dịu. Chuối chín thúc đẩy sự lên da non của các vết thương tổn của ruột trong viêm ruột kết có loét.
  5. Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những nó làm cho màng nhầy dày lên đến mức để tránh không bị lở loét dễ dàng mà còn có thể hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét nào hiện có.
  6. Chuối xanh còn có tác dụng diệt nấm, làm se.
  7. Thân giả và rễ củ chống scorbut; rễ trị giun.

4. Liều dùng dược liệu

Không cố định

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Thuốc bổ dùng cho người mới bệnh nặng dậy, sút cân, kém ăn, mất ngủ, thiếu máu

Chuối tiêu bóc vỏ 15 quả, Lòng đỏ trứng gà luộc 15 cái, Gạo nếp 1kg, Men rượu 10 miếng. Gạo nếp nấu được cơm, để nguội; Chuối tiêu và lòng đỏ trứng gà nghiền nhỏ; Men rượu tán bột. Các thứ trộn đều, cho vào hũ sành ủ thành rượu, sau 20 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày ăn nửa chén vào lúc đói (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).

2. Trị hắc lào

Lúc mới phát hiện, lấy quả chuối tiêu xanh, thái thành từng lát mỏng, xát liên tục lên chỗ ngứa (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).

3. Trị bạch đới

Ba tiêu căn (tươi) 250g, thịt heo 120g. Hầm cho nhừ, lấy nước uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

4. Trị bị phỏng

Lá chuối tiêu, sấy khô, tán nhuyễn, trộn với trứng gà, đắp (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

5. Trị ho, lao phổi

Hoa chuối (tươi) 60g, Phổi heo 250g, thêm nước, hầm cho nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

6. Trị ngực đau thắt (tâm giảo thống)

Hoa chuối tiêu tươi 250g, Tim heo 1 cái. Thêm nước, hầm cho thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

7. Trị tai giữa viêm

Dùng nõn chuối tiêu, 1 khúc, ép lấy nước côt, nhỏ vào tai. Ngày 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

8. Trị chứng tiêu khát, họng khô, miệng khát khớp xương phiền nóng

Rễ chuối tiêu tươi 1000g, ngày,2 nát, ép lấy nước. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày uống 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

9. Trị huyết áp cao, não xung huyết

Vỏ cây chuối hoặc quả chuối 30-60g, sắc uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

10. Trị bàng quang viêm, tiểu gắt

Rễ cây chuối 30g, Hạn liên thảo 30g. Sắc, chia làm 3 lần uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

11. Trị băng lậu

Ba tiêu căn 250g, Thịt heo nạc 100g. Nấu nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Chuối tiêu giàu hydrat carbon nên không phù hợp với người bị bệnh đái đường.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version