Site icon Medplus.vn

3 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Uốn Ván

3 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Uốn Ván

3 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Uốn Ván

Nhiễm trùng uốn ván là gì?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Ssau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật. Vi khuẩn này xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, được tìm thấy chủ yếu trong đất. Nó tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Đây là bệnh không lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên chúng ta phải hết sức chú ý khi bị thương, xây xát. Những vết thương hay xây xát trên cơ thể có thể khiến ta nhiễm bệnh nếu không may tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván.

Căn bệnh này xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim

Nhiễm trùng uốn ván là căn bệnh rất nguy hiểm

Vì rất nguy hiểm nên ta cần biết các triệu chứng để nhanh chóng chữa trị kịp thời. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh:

Triệu chứng 1: Co cứng cơ

Co cứng cơ nhai và các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn”. Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Cơ có thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong những tư thế đặc biệt như sau: Cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước. Các cơn co giật toàn thân thường xảy ra do bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn.

Cứng hàm do nhiễm uốn ván

Triệu chứng 2: Cứng hàm ở trẻ sơ sinh

Trẻ đẻ ra bình thường trong 2 ngày đầu, bệnh xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh. Cứng hàm làm cho trẻ không thể bú được, co cứng toàn thân, người ưỡn cong. Triệu chứng này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ trong lúc cơ thể trẻ vô cùng yếu ớt.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng 3: Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên. Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim. Sốt cao, vã mồ hôi. Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim.  Đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.

Tăng nhịp tim là triệu chứng của bệnh uốn ván

Khi bạn bị thương, tránh để vết thương bị lấm bẩn và sâu, bám đất hoặc phân động vật.Bạn nên gặp bác sĩ để được chích ngừa uốn ván nếu trong vòng 5 năm bạn vẫn chưa được tiêm nhắc lại. Hoặc không chắc lần cuối cùng bạn tiêm là cách đây bao lâu. Ngoài ra, gặp bác sĩ để được tiêm uốn ván nếu trong vòng 10 năm vẫn chưa được chích vắc xin uốn ván.

Xem thêm Giời leo: Nguyên nhân và Triệu chứng

Nhớ ghé Medplus mỗi ngày để đọc thêm nhiều thông tin tổng hợp nhé!

Exit mobile version