Site icon Medplus.vn

3 Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà (Genetal Warts) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh do virus HPV (Human Papilloma Virus – hay còn gọi là virus gây u nhú ở người) gây nên. 

Bệnh lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, virus này cũng có thể lây qua một số đường tiếp xúc gián tiếp không qua quan hệ tình dục.

Tổn thương cơ bản của bệnh là các sần sùi nhỏ li ti (trông như mào của con gà) có màu hồng nhạt. Khu trú ở bộ phận sinh dục. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tổn thương phát triển nhanh, lan ra xung quanh tạo thành những mảng, khối lớn.

Tổn thương là các u sùi có múi xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở những người trẻ tuổi trong khoảng từ 20-25 tuổi, lứa tuổi bước vào giai đoạn sinh sản. Đặc biệt, sùi mào gà sinh dục có thể biến chứng thành ác tính. Nếu mắc HPV tuýp 16, 18 thì người bệnh còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật.

Sùi mào gà ở nữ giới là gì?

Bệnh sùi mào gà sinh dục có thể gặp ở cả cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới. Thông thường, các virus sùi mào gà sẽ ủ bệnh từ 2 – 9 tháng. Sau đó mới bộc phát ra ngoài, gây ra các tổn thương trên nền da hoặc niêm mạc bình thường của người bệnh.

Âm hộ là cơ quan sinh dục của nữ giới có đặc điểm ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để virus sùi mào gà trú ngụ và phát triển thành bệnh. Sùi mào gà ở âm hộ là tình trạng cơ quan sinh dục của nữ giới bị virus HPV xâm nhập, tấn công và gây ra các nốt sùi, mụn cóc. 

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ giới?

Có 3 nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà. Bệnh lây qua việc giao hợp nam nữ thông thường. Ngoài ra quan hệ bằng miệng (oral sex), quan hệ qua hậu môn cũng làm lây nhiễm bệnh. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không lo mắc bệnh sùi mào gà. Nhưng thực tế virus HPV có ở cả cơ quan sinh dục, máu, tuyến nước bọt, các dịch nhầy của người bệnh… Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh. Hoặc ngược lại người bệnh dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục của mình cũng đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau.

Lây từ mẹ sang con

Bệnh sùi mào gà cũng lây từ mẹ sang con nếu như người phụ nữ bị nhiễm virus sùi mào gà trong thời kỳ mang thai. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ (thông qua cuống rốn, nước ối). Hoặc lây truyền khi đã được sinh ra. Trong khi người phụ nữ trở dạ tiếp đứa trẻ bị tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này.

Tiếp xúc thân mật

Virus tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật. Như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (như bàn chải đánh răng, quần lót, tắm chung bồn…). Hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên trường hợp này thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca lây nhiễm sùi mào gà.

Triệu chứng và dấu hiệu sùi mào gà nữ giới

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường là 3 tuần đến 8 tháng. Virus sùi mào gà có các biểu hiện không hoàn toàn giống nhau trên cơ thể nam và nữ. 

Các mụn cóc sinh dục xuất hiện bên trong và xung quanh âm đạo hoặc hậu môn, hoặc trên cổ tử cung. Chúng có thể rất nhỏ hoặc xuất hiện dưới dạng các cụm lớn, có màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm. Mọc tập trung thành mảng lớn trông như cái súp lơ, không gây đau hay ngứa nhưng dễ bị chảy máu.

Người bệnh cũng bị mệt mỏi toàn thân, chán ăn, sút cân, đau rát khi quan hệ tình dục và giảm ham muốn tình dục.

Các mụn có có thể xuất hiện ở môi, miệng, họng, lưỡi, ngón tay và ngón chân ở cả 2 giới khi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng. Khi đó các bộ phận trên xuất hiện các nốt màu hồng trông gần giống mụn cóc, mọc liền kề với nhau thành từng cụm lớn.

Các cặp đôi cần lưu ý vì bệnh sùi mào gà ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng, viêm họng.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?

Dựa vào lâm sàng: Sau một thời gian bị lây nhiễm HPV, tại cơ quan sinh dục xuất hiện các sẩn, mụn nhỏ li ti, màu hồng nhạt. Tập trung thành đám ở quy đầu, thân dương vật, bìu…(nam giới), môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo…(nữ giới). Các thương tổn này cũng có thể gặp ở xung quanh hậu môn, hầu, họng…

Ở trẻ em, do sức đề kháng yếu nên có thể thời gian ủ bệnh ngắn hơn, thương tổn phát triển nhanh hơn so với người lớn.

Các xét nghiệm: 

Cách điều trị bệnh sùi mào gà

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị diệt virus HPV. Vì vậy mục đích của trị liệu là phá huỷ các sẩn, khối u, sùi, tăng cường miễn dịch toàn thân, tại chỗ để diệt virus.

Các phương pháp cụ thể:

– Bôi các thuốc phá huỷ các tổ chức sùi, tăng cường miễn dịch:

–    Áp tuyết cacbon

–    Đốt điện

–    Laser

–    Nếu thương tổn lan tỏa thành khối, mảng lớn, phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Chú ý: cần theo dõi sau điều trị để phát hiện các thương tổn tái phát.

Các phương pháp phòng bệnh sùi mào gà

Virus gây bệnh sùi mào gà rất dễ lây lan. Đặc biệt là qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy muốn phòng bệnh, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Điều quan trọng cần nhớ là người mang virus HPV mặc dù không có biểu hiện lâm sàng vẫn có thể lây lan cho người khác.

Ngoài ra, các đối tượng như: trẻ em (do sức đề kháng còn yếu). Người lớn tuổi bị các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch dễ bị bệnh nếu bị lây nhiễm HPV.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu gần đây bạn có hoạt động tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ. Hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra có bị nhiễm virus HPV hay không nhé.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. Tránh lây lan cho người khác, và đặc biệt tránh được nguy cơ biến chứng lâu dài.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version