Site icon Medplus.vn

3 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan rộng và dễ trở thành dịch. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Các trường học là nơi có điều kiện tốt nhất để virus có thể phát triển lây lan 1 cách nhanh chóng. Bệnh cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người. Bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân mắc bệnh sởi để có thể tránh được những nguy cơ dẫn đến mắc bệnh.

Mỗi người chỉ 1 lần bị bệnh sởi. Trẻ em từ 1- 4 tuổi rất dễ gặp phải, vì lúc này hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn chỉnh. Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ nên khả năng mắc bệnh rất thấp. Người lớn khi đã bị bệnh từ bé thì lớn lên thường không mắc phải căn bệnh này nữa.

Ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi có xu hướng tăng cao tại nhiều nước trên thế giới.

3 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh

Nguyên nhân 1: Virus sởi là nguyên nhân gây ra bệnh sởi

Tế bào đích chính của virus sởi là các tế bào miễn dịch (Lympho T, B, macrophage và tế bào có gai). Sau đó virus chuyển đến hạch lympho vùng mà lympho T và lympho B bị nhiễm. Cuối cùng chúng phát tán đến các vị trí khác: lách, mô bạch huyết, gan, tuyến ức, da và phổi. Virus sởi, khi vào trong cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể. Thông thường, sau khi mọc ban ngày thứ 2 -3, kháng thể sẽ xuất hiện và tồn tại bền vững. Miễn dịch trong sở là miễn dịch bền vững.

Nguyên nhân 2: Bệnh sởi lây qua đường hô hấp

Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí. Người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân. Vi sởi thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Khi virus siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân. Chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da và nhanh chóng lây truyền sang những người khác. Chính vì thế bệnh sởi rất dễ biến thành dịch trong một thời gian ngắn.

Virus có thể lây lan qua đường hô hấp

Nguyên nhân 3: Nguyên nhân bệnh sởi là do không tiêm phòng

Mỗi ngày, Khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) có 15 trường hợp mắc bệnh sởi. Hầu hết bệnh nhi đều biến chứng hô hấp viêm phổi hoặc chảy mủ tai.

Tương tự, Khoa Nội A bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mỗi ngày có trung bình gần chục ca nằm viện với các triệu chứng nổi ban đỏ khắp người và sốt mê man.

Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất phòng ngừa bệnh sởi. Có đến 86,4% bệnh nhân mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng. Còn do không rõ tình trạng tiêm chủng hoặc tiêm không đúng thời điểm.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh sởi

Xem thêm: 5 dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh tả

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp NHS

Exit mobile version