Không chỉ đạt tới sự bình yên trong tâm trí, yoga còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc cải thiện đường thở, giảm triệu chứng cũng như chất lượng sống cho người hen suyễn. Các bài tập yoga điều trị hen suyễn không chỉ giúp người bệnh cảm giác thoải mái hơn mà còn duy trì thói quen lành mạnh cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu 4 bài tập yoga tốt nhất dành cho người hen suyễn cùng Medplus nhé!
1. Lợi ích của Yoga với hen suyễn
Yoga được rất nhiều chuyên gia khuyến khích tập luyện cho những người bị bệnh hen suyễn. Yoga là các bài tập kết hợp cả thể chất lẫn tinh thần, đưa cơ thể về trạng thái hài hòa, tâm hồn, hơi thở. Do đó rất phù hợp cho người bệnh hen suyễn cải thiện triệu chứng.
Các chuyên gia đã cho rằng, yoga có lợi ích tới bệnh nhân hen. Tuy không thể coi là một phương pháp điều trị hen, nhưng yoga hỗ trợ người bị hen suyễn trong việc điều trị. Yoga giúp bạn kiểm soát hơi thở và giảm căng thẳng, một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hen suyễn.
Yoga không chỉ tốt với người hen suyễn mà còn có nhiều ảnh hưởng vô cùng tốt tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Yoga giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tuần hoàn, hỗ trợ hô hấp tốt hơn. Chúng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, kiểm soát căng thẳng và lo âu.
2. 4 bài tập Yoga giúp hỗ trợ cãi thiện bệnh hen suyễn
2.1 Bài tập cây cầu
Nhắc đến bài tập yoga điều trị hen suyễn không thể không nhắc đến yoga cây cầu. Đây là phương pháp có tác dụng thư giãn và mở rộng các khoang phổi, giảm các bệnh về hô hấp, thúc đẩy sự hoạt động của đường hô hấp và phổi tốt hơn.
- Bước 1: Nằm trên sàn, đầu gối co lên, bàn chân tiến hành đặt chắc trên mặt sàn như tư thế ngồi.
- Bước 2: Dùng bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên tới khi bắp đùi song song với mặt sàn, thở ra đều để luyện thở.
- Bước 3: Cố gắng giữ tư thế trong khoảng một phút và tăng lên cho những lần tập sau.
2.2 Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang là một trong những bài tập yoga điều trị hen suyễn tốt bởi tư thế này phần ngực sẽ được kéo căng hơn nhờ đó tăng khả năng hít thở và hoạt động của phổi.
- Bước 1: Nằm sấp ở giữa nệm, mu bàn chân duỗi thẳng, hai lòng bàn tay úp xuống hai bên.
- Bước 2: Hai bàn tay chống xuống sàn, nhấn đều các ngón tay xuống mặt sàn, cơ thể nâng lên cách mặt đất vài centimet
- Bước 3: Đẩy hai vai về phía sau, lôi cơ bụng, hóp bụng lại để cong lưng về phía sau, nâng người cao lên.
- Bước 4: Nâng người tạo thành thế rắn hổ mang, mặt hướng lên trên trần nhà.
- Bước 5: Giữ tư thế này khoảng 4-5 nhịp thở rồi thở ra và về vị trí ban đầu.
2.3 Tư thế vặn cột sống khi ngồi
tư thế yoga vặn cột sống là một tư thế quan trọng giúp phổi hoạt động tốt, là bài tập yoga điều trị hen suyễn được nhiều người lựa chọn. Tư thế này giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh hen phế quản.
- Bước 1: Thực hiện bằng cách ngồi thẳng lưng, mở rộng hai chân trước mặt.
- Bước 2: Tiến hành uốn cong đầu gối trái, đưa chân phải về phía mông trái để chân chạm sàn, chân phải chạm vào mông bên trái.
- Bước 3: Tiến hành đưa tay phải qua bên trái sao cho phần cẳng tay trên bắp chân.
- Bước 4: Cuối cùng tiến hành xoay thân bên trái cùng đầu, cổ, vai và nâng phần cằm ngang vai trái, quay người nhìn ra sau.
2.4 Tư thế con cá
Là một trong những bài tập yoga điều trị hen suyễn được nhiều người biết đến bởi nó có tác dụng mở khoang ngực và giúp người bệnh hen có thể đẩy hơi thở tốt hơn.
- Bước 1: Để thực hiện tư thế yoga con cá bạn nằm ngửa trên một tấm thảm, tiến hành duỗi hai chân thẳng trên sàn và khép vào nhau.
- Bước 2: Đặt hai tay xuống phía dưới sàn và thực hiện đẩy ngực lên, ngửa cổ về phía sau.
- Bước 3: Lưu ý phương pháp yoga này nhằm dồn trọng lực lên khuỷu tay và hai cánh tay, đảm bảo lồng ngực được mở rộng tối đa để tăng hơi thở của người bệnh.
Những bài tập trên sẽ giúp cải thiện bệnh hen suyễn của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: