Loãng xương là một bệnh thoái hóa. Trong tình trạng này, xương bị yếu đi và bạn thường xuyên có nguy cơ bị gãy xương. Con người có mật độ xương cao nhất vào đầu những năm 20 tuổi. Khi bạn già đi, mật độ xương này giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy cần phải luôn cải thiện sự chắc khỏe của xương khớp, Yoga là một trong những phương pháp được ưa chuộng nhất. Ngay bây giờ hãy cùng Medplus tìm hiểu ngay nhé!
1. Vì sao loãng xương cần tập luyện thể dục thể thao
Khi người bệnh tập thể dục thì sự co kéo cơ học, cũng như sinh học của cơ bắp sẽ tác động đến xương, từ đó giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục cũng tạo một lực nén lên các tế bào cơ xương giúp cải thiện trương lực cơ, đồng thời giúp cơ thể giữ được thăng bằng và làm giảm các nguy cơ té ngã, chấn thương gây gãy xương.
Khi tập luyện các hoạt động thể chất thường xuyên sẽ rất có lợi cho việc lưu thông máu lên não, cũng như tác động lên toàn bộ cơ thể. Từ đó khiến quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn, giúp hệ thần kinh hoạt động minh mẫn, tăng khả năng tạo máu, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả.
Tuy rằng, việc thực hiện các bài tập còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng tập luyện và mức độ mất xương của mỗi người. Vì thế, người bệnh nên kiểm tra mật độ xương của cơ thể, đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ trước khi thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất.
Người bệnh có mật độ xương thấp có thể tập luyện với những bài tập có động tác và cường độ mạnh như tập yoga, leo cầu thang, tập tạ. Với những người bệnh có mức độ loãng xương nặng, mật độ mất xương cao thì nên tập các bài thể dục cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, khiêu vũ, tập dưỡng sinh. Đặc biệt với những người bệnh giữ thăng bằng kém thì nên tập tập thái cực quyền có trạng bị đồ bảo hộ hông, nón bảo bộ, tránh trường hợp té ngã sẽ rất nguy hiểm.
2. 4 bài tập Yoga giúp cải thiện loãng xương hiệu quả
2.1 Tư thế cái cây
Đây là động tác đơn giản nhất cho người mới bắt đầu. Tư thế này kích thích lên xương hông, xương chậu và xương cột sống. Giúp cải thiện loãng xương, sự cân bằng và hạn chế té ngã.
- Bước 1: Đứng thẳng và nhìn về phía trước. Duỗi hai cánh tay theo chiều ngang.
- Bước 2: Ấn hai lòng bàn tay vào nhau. Gập chân phải lên đặt vào đùi trái.
- Bước 3: Hít thở sâu và giữ động tác từ 5 -7 giây.
- Bước 4: Thả ra và lặp lại động tác theo chiều ngược lại.
2.2 Tư thế chiến binh
Tư thế chiến binh có tác động trực tiếp lên cánh tay, cột sống và chân giúp cải thiện sự cân bằng cơ thể, lưu thông máu và cân bằng nội tiết tố từ đó cải thiện loãng xương.
- Bước 1: Mở rộng hai chân bằng hông. Xoay gót chân phải, hướng mũi chân ra ngoài.
- Bước 2: Hạ thấp hông. Mở rộng hai cánh tay theo chiều ngang.
- Bước 3: Hít thở sâu và giữ tư thế 3 – 5 giấy. Thả ra và làm ngược lại.
2.3 Tư thế cây cầu
Đây là động tác có lợi ích tuyệt vời, tăng cường sức mạnh cho vùng xương lưng. Động tác có tác động tích cực đến hệ thống sinh sản giúp cân bằng nồng độ estrogen trong cơ thể.
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn. Hai tay duỗi thẳng theo hông.
- Bước 2: Gập chân đầu gối. Mông và hông nâng lên khỏi sàn. Duỗi thẳng vai và tay chạm đến gót chân.
- Bước 3: Hít thở sâu và giữ tư thế 3 giây. Thả ra và lặp lại động tác.
2.4 Tư thế cúi gập người
Kéo dài và tăng cường sức mạnh xương cột sống, hông và chân. Nó cũng hoạt động trên hệ thống sinh sản và giúp cân bằng nội tiết tố.
- Bước 1: Đứng thẳng người trên sàn. Hai chân mở rộng bằng hông.
- Bước 2: Hai tay giơ cao khỏi đầu, hít vào và uốn cong người về phía trước.
- Bước 3: Thở ra, cúi gập người và 2 tay chạm bàn chân.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong 10 giây và hít thở sâu. Thả ra và lặp lại động tác
Những bài tập trên sẽ giúp cải thiện tình trạng loãng xương của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: