Site icon Medplus.vn

4 bệnh lý nguy hiểm dễ mắc phải khi chứng táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài là gì?

Táo bón là gì? – Tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Tình trạng kéo dài dưới 3 tuần được gọi là táo bón cấp tính, táo bón kéo dài trên 4 tuần được liệt vào táo bón mạn tính.

Triệu chứng của táo bón kéo dài thông thường là:

Táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến hậu môn liên tục bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến trĩ nội, trĩ ngoại hoặc các bệnh trực tràng khó chữa trị. Bên cạnh đó, người bị táo bón kéo dài thường xuyên bị đau bụng, chướng hơi, đầy bụng… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe và công việc.

4 biến chứng nguy hiểm nếu để tình trạng táo bón kéo dài

1. Trĩ

Đây là “hung thủ” hàng đầu gây ra bệnh trĩ, hiện tượng tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức rặn đi ngoài làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, mỗi lần đi ngoài thường có máu kèm theo phân.

2. Tắc ruột

Nếu trong đại trực tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hay tắc ruột, từ đó dẫn tới một số triệu chứng như: đau bụng cơn liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.

3. Nhiễm độc

Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn có hại phát triển sinh ra các chất có hại ngấm và hấp thu vào máu, dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính.

4. Ung thư hậu môn – trực tràng

Tính chất phân của người táo bón thường khô và cứng nên có đậm độ những độc tố và chất gây ung thư như: deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân người bình thường. Thời gian phân nằm lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến ung thư.

Hơn nữa, những người bị bệnh táo bón lâu ngày thường cảm thấy khó chịu, ăn uống không ngon dẫn tới sức khỏe và tinh thần sa sút.

5 loại thực phẩm đẩy lùi táo bón hiệu quả

Táo bón nên ăn gì? – Để phòng tránh cũng như chữa trị đạt được hiệu quả, cần phải kết hợp giữa các phương pháp đúng cách. Ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là chế độ ăn uống, dưới đây là 5 thực phẩm có ích cho việc chữa trị táo bón không thể bỏ qua.

1.Cà rốt

Cà rốt cung cấp một lượng dồi dào chất xơ. Một củ cà rốt chứa trung bình 1,2g chất xơ không hòa tan. Đây là một chất rất quan trọng với đường ruột, dễ tiêu hóa và làm mềm phân, từ đó kích thích tiêu hóa giúp đi vệ sinh một cách dễ dàng và trơn tru hơn.

2. Khoai lang

Chất xơ trong khoai lang (kể cả vỏ cũng ăn được) có thể gấp đôi so với khoai tây. Khi luộc, hấp thì khoai lang sẽ có hiệu quả tốt hơn, tuy nhiên đối với người hay bị chướng bụng, ợ hơi thì cũng không nên ăn quá nhiều. Không chỉ rễ, củ mà lá khoai lang non xào với dầu ăn, nêm ít muối và tiêu cũng có hiệu quả không kém.

3. Chuối

Chuối có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân, người bị táo bón có thể ăn nhiều chuối để có thể đẩy lùi triệu chứng này. Chuối có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân, người bị táo bón có thể ăn nhiều chuối để có thể đẩy lùi triệu chứng này.

4. Uống nước

Khi uống đủ nước, chất lỏng sẽ hỗ trợ nhu động ruột giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Hãy uống từ 10 đến 12 cốc nước mỗi ngày (khoảng từ 2,5 lít nước trở lên) để giúp đẩy lùi chứng bệnh táo bón.

5. Mật ong

Đường tự nhiên trong mật ong có thể làm mềm phân. Mật ong ngoài là thực phẩm có dinh dưỡng cao, còn thích hợp để chữa trị cho những người bị táo bón lâu năm.

Ngoài những nội dung về chứng bệnh táo bón vừa chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một số kiến thức khác về táo bón như: Táo bón: Hướng dẫn nhận biết, phòng ngừa và điều trị bệnhTop 5 thuốc trị táo bón hiệu quả nhất hiện nayLàm thế nào để hết táo bón?.

Táo bón tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nó gây khó chịu và đau đớn đối với người bệnh. Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu kể trên, nên thăm khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời cũng như chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

 

Exit mobile version