Site icon Medplus.vn

4 Biểu hiện thường thấy của Chứng ngủ lịm bạn nên biết

Chứng ngủ lịm là gì?

Chứng ngủ lịm là một bệnh mà người mắc có thể bị cơn buồn ngủ ập đến mà không thể kiểm soát được. Bệnh nhân ở tuổi trưởng thành, được coi là ngủ nhiều nếu họ ngủ trên 10 giờ mỗi ngày.

Thuật ngữ ngủ quá nhiều để chỉ các bệnh nhân than phiền ngủ suốt ngày, đôi khi họ đột ngột ngủ trong khi đi. Mặc dù đã cố gắng, nhưng họ không làm sao thức được. Thuật ngữ này không được dùng cho người ngủ do quá mệt mỏi. Tuy nhiên, sự phân biệt này không được rõ ràng. Ngủ lịm, ngủ nhiều là bệnh ít gặp hơn (chiếm 5% người lớn) so với mất ngủ, nhưng không phải là hiếm trong lâm sàng.

Biểu hiện phổ biến nhất là ngủ ngáy. Tình trạng ngủ nhiều thường chỉ thoáng qua. Chúng được bệnh nhân nhận biết rõ ràng bởi dấu hiệu khó giữ được tình trạng thức giấc. Bệnh nhân thường mô tả rằng mình đột nhiên rơi vào trạng thái buồn ngủ mà không thể cưỡng lại được. Đôi khi, bệnh nhân rơi vào giấc ngủ do cảm thấy mệt mỏi và rất khó thức dậy vào buổi sáng hôm sau.

Nguyên nhân gây ra chứng ngủ lịm

Nhiều loại bệnh cấp tính có thể khiến bạn cảm thấy ngủ lịm, cúm hoặc viêm dạ dày ruột. Các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra hội chứng này như:

Chứng ngủ lịm cũng có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm:

Ngủ lịm cũng có thể là một tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như chất gây nghiện.

Đối tượng của chứng ngủ lịm

Ngủ lịm không phải là hiếm, chiếm tỷ lệ 0,02 – 0,16% ở người lớn và có tính chất gia đình. 

Bệnh ngủ lịm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở tuổi vị thành niên và thanh niên. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài suốt đời.

Triệu chứng và biểu hiện của chứng ngủ lịm

Ngủ lịm được đặc trưng bởi ngủ quá nhiều. Có các triệu chứng phụ như biểu hiện của giấc ngủ REM (có vận động nhãn cầu nhanh) trong lúc thức. Bệnh nhân đột ngột rơi vào giấc ngủ mà không thể cưỡng lại. Giấc ngủ kéo dài 10-20 phút, sau đó bệnh nhân tỉnh giấc và cảm thấy thoải mái. 

Ảo giác

Các triệu chứng khác bao gồm ảo giác trong lúc dở thức, dở ngủ. Đó là các ảo giác thật, có thể là ảo thanh hoặc ảo thị, xảy là lúc bắt đầu ngủ hoặc lúc sắp kết thúc giấc ngủ. Bệnh nhân thường có hoảng hốt kéo dài 1-2 phút, sau đó trở lại bình thường.

Mất kiểm soát cơn buồn ngủ

Trong ngủ lịm, triệu chứng phổ biến nhất là có cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại, bệnh nhân đột ngột rơi vào giấc ngủ. Giấc ngủ lịm có thể xảy ra bất cứ lúc nào (khi ăn, khi nói, khi lái xe…).

Mất trương lực cơ

Triệu chứng mất trương lực cơ rất phổ biến, gây ngã khi đứng. Trương lực cơ của bệnh nhân mất đột ngột khiến hàm trễ xuống, đầu gục xuống, gối khụy, liệt tất cả các cơ xương. Lúc đó, bệnh nhân vẫn còn thức, sau đó mới rơi vào giấc ngủ. 

Ngủ liệt

Thường xảy ra lúc thức dậy vào buổi sáng. Lúc này, bệnh nhân tỉnh ngủ hoàn toàn nhưng không thể cử động được. Nếu triệu chứng này kéo dài sẽ gây rất nhiều bất tiện cho bệnh nhân. Các bệnh nhân ngủ lịm tuy vào giấc ngủ nhanh, nhưng trong đêm họ cũng bị thức giấc.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của bạn. Họ cũng có thể làm một số xét nghiệm như: 

Các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể dựa vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ nghi ngờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần làm các xét nghiệm hình ảnh khác, như chụp CT hoặc MRI nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân có liên quan đến não. Chẳng hạn như chấn thương đầu, đột quỵ hoặc viêm màng não.

Chứng ngủ lịm có chữa được không?

Không có biện pháp nào điều trị được ngủ lịm, nhưng có thể khắc phục được bệnh này. Chế độ ngủ ngắn bắt buộc hàng ngày thường có kết quả tốt cho người ngủ lịm.

Việc điều trị chứng ngủ lịm sẽ dựa vào nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như bác sĩ sẽ kê thuốc chống trầm cảm. Nếu tình trạng ngủ lịm là do trầm cảm hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Bạn có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh tại nhà để giảm bớt mệt mỏi do ngủ lịm, như:

Các trường hợp nặng hơn thì phải dùng thuốc kích thích thần kinh Modafinil (provigil). Một chất kích thích thụ cảm thể hệ adrenergic dùng điều trị cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại và các rối loạn vận động trong ngủ lịm. Tuy nhiên, bác sĩ cần theo dõi tình trạng quen thuốc của bệnh nhân.

Hiện nay, các bác sĩ thường dùng thuốc chống trầm cảm fluoxetine để điều trị ngủ lịm. Thuốc này làm giảm hoặc hết tình trạng mất trương lực cơ. Vì vậy khắc phục được triệu chứng ngã do mất trương lực cơ đột ngột của bệnh nhân ngủ lịm.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Chứng ngủ lịm là bệnh không hiếm gặp. Đây là bệnh lành tính nhưng không điều trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến bệnh nhân. Đặc biệt là khi người bệnh đang tham gia giao thông, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về chứng ngủ lịm. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn thao khảo: Tổng hợp

Exit mobile version