Site icon Medplus.vn

4 Cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh cho phụ nữ

knvc 19 1 1 - Medplus

4 Cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh cho phụ nữ

Cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh

1. Hỗ trợ từ người thân

Khi có các dấu hiệu trầm cảm sau sinh, người bệnh cần rất nhiều lời động viên, quan tâm. Đây là cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh mà gia đình phải biết.

Khi bị trầm cảm, phụ nữ cần rất nhiều sự đồng cảm hỗ trợ từ người thân

Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.

Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng. Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy.

Hãy cố gắng đối xử  như một căn bệnh bình thường. Khi cô ta không được khỏe thì hãy để cô ta nghỉ ngơi nhiều hơn. Còn khi khỏe thì cô ta có thể làm bất cứ việc gì cô ta thích.

Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc. Do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà cô ta có thể tin tưởng ở bên cạnh.

2. Điều trị bằng thuốc

Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sanh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà. Đây cũng là cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh.

Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu. Điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc. Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ.

Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dùng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều. Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.

Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn.

Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm. Thông thường bác sĩ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát.

Hãy gặp chuyên gia tư vấn tâm lý khi mẹ bị trầm cảm

3. Tư vấn

Chuyên gia tư vấn có thể giúp ích. Nếu trầm cảm nhẹ thì việc tư vấn đơn thuần có thể giúp người bệnh vượt qua được. Nếu trầm cảm nặng có điều trị thuốc thì việc tư vấn cũng giúp ích cho bệnh nhân. Tư vấn có thể mỗi tuần 1 lần hoặc hơn. Hãy gặp chuyên gia tư vấn tâm lý khi mẹ bị trầm cảm. Đây là cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh mà mẹ cần khi cảm thấy áp lực và không biết nên làm gì.

4. Vai trò của bản thân

Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Nhận biết vai trò của bản thân và hạn chế suy nghĩ tiêu cực là cách chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh tốt nhất.

Bạn nên biết đau và nhức là xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh tim, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn.

Mẹ nên thư giãn cho tinh thần thoải mái, đừng ép bản thân quá mẹ nhé

Xem bài viết liên quan: Có thể mẹ chưa biết: Nguyên nhân rối loạn lo âu sau sinh

Lo âu sau sinh: nguy cơ dẫn đến trầm cảm nặng

Tổng hợp những vấn đề thường gặp sau sinh và cách xử lý

Những cách chăm sóc bầu vú sau sinh mẹ cần biết 

Chăm sóc bé sau sinh – chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh

Biết sớm hơn, bớt lo hơn: Bí quyết sinh con không đau

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version