Site icon Medplus.vn

4 cách giúp trẻ học giỏi đơn giản

4 cách giúp trẻ học giỏi đơn giản

4 cách giúp trẻ học giỏi đơn giản

Cách giúp trẻ học giỏi sao cho đơn giản và hiệu quả là vấn đề mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn tìm ra đáp án để áp dụng cho con của mình. Hôm nay, bài viết này sẽ chia sẻ cho cha mẹ 4 cách giúp trẻ học giỏi cực kì đơn giản mà hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà.

1. Cách giúp trẻ học giỏi toàn diện

Ở độ tuổi này, đối với những môn năng khiếu hay ngoại ngữ, trẻ có thể vừa học vừa chơi. Tuy nhiên, với việc học ở trường, trẻ cần được tập thói quen tập trung và nghiêm túc khi nghe giảng trên lớp cũng như khi về nhà làm bài tập.

Thời điểm học hiệu quả là vào đầu giờ chiều, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ ôn và làm bài cách bữa ăn chiều ít nhất là một giờ (khoảng 19h30-20h00).

Các bậc phụ huynh cần giúp trẻ thiết lập một thời khóa biểu học tập hợp lý, không quá dài dễ gây cảm giác chán ngán và mất tập trung, nhưng không quá ngắn để trẻ có đủ thời gian ôn bài và làm bài tập. Sau thời gian học bài nên là thời gian đọc sách hay chơi trò chơi cùng nhau để trẻ thư giãn.

4 cách giúp trẻ học giỏi đơn giản

2. Giúp trẻ có thái độ đúng đắn với việc học

Tất nhiên rồi, làm thế nào để học giỏi nếu trẻ cảm thấy việc học không quá quan trọng. Vì vậy, điều đầu tiên cần làm chính là các bậc phụ huynh phải giúp trẻ xác định học tập đóng vai trò cần thiết thế nào đối với trẻ và cha mẹ cũng coi trọng điều đó như thế nào.

Các bậc phụ huynh cũng cần xung phong, tình nguyện giúp đỡ trong các sinh hoạt hoặc hoạt động của lớp học nếu có thể. Nhưng quan trọng hơn, hãy hỏi con cái mình đang làm gì ở trường, thảo luận các chủ đề chúng đang học và hỗ trợ, hướng dẫn cách xử lý các bài tập được giao nếu chúng tỏ ra lúng túng khó xoay xở.

Để làm được điều đó, các bậc cha mẹ cần thể hiện sự phấn khích và nhiệt tình đối với trường học của con mình. Điều này sẽ giúp đứa trẻ có một tâm trạng tích cực khi đến trường và sẵn sàng để thành công. Ngược lại, các nhận xét không tốt về trường học hoặc giáo viên của đứa trẻ có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ của chúng.

Tuy nhiên, hãy nhớ là bạn chỉ gợi ý và để trẻ tự làm, đừng bắc ghế ngồi kè kè bên cạnh nếu không trẻ rất dễ ỷ lại vào bố mẹ và mất đi tính độc lập trong học tập.

3. Rèn luyện thói quen trật tự cho trẻ

Thói quen trật tự, ngăn nắp, biết làm việc gì trước, việc gì sau sẽ giúp trẻ sắp xếp mọi thứ trong cuộc đời của chúng sau này một cách tốt nhất cũng như biết cách sử dụng thời gian hợp lý và hiệu quả hơn nhiều.

Nếu bố mẹ hướng dẫn đúng đắn cho trẻ cách phân chia công việc một cách có trật tự, sau này trẻ sẽ rất dễ dàng học về các số thứ tự, thứ nhất, thứ hai, thứ ba, giờ trong ngày, ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm, các mùa nối tiếp nhau như thế nào,… các loại trật tự hữu hình và vô hình,…

Hãy hướng dẫn trẻ từ những việc nhỏ như thứ tự của hành động đánh răng, rửa mặt, chải đầu, chuẩn bị cặp vở trước hay quần áo trước cho buổi học ngày mai,… cho đến những việc cần đến tư duy như cách sắp xếp thời khóa biểu, phân chia bài tập về nhà cái nào dễ làm trước, khó làm sau,…

4 cách giúp trẻ học giỏi đơn giản

4. Tập cho trẻ thói quen tư duy

Để trẻ có trí óc linh hoạt, chúng ta phải luôn tạo điều kiện cho trẻ được tư duy, tiếp cận với những vấn đề “cần động não” để học cách xử lý hoặc yêu cầu sự trợ giúp từ người lớn nếu cần thiết.

Ngoài ra, những tình huống khó khăn cũng có thể tạo ra động cơ thúc đẩy sự nhanh nhẹn, linh hoạt của tư duy, suy nghĩ. Vì vậy, khi thấy trẻ đang gặp khó khăn, đừng vội “giơ tay giúp đỡ”, hãy xem trẻ có thể tự xử lý tình huống không hoặc xử lý như thế nào… bởi đối với con trẻ, những hoàn cảnh khó khăn là cơ hội rèn luyện tư duy tuyệt vời.

Ngoài ra, tận dụng những tình huống xảy ra hàng ngày cũng có thể rèn cho con trẻ khả năng tư duy tốt. Ví dụ như bạn có thể nhờ trẻ: “Con giúp mẹ dọn chén ăn cơm nào, nhà mình có bao nhiêu người thì con lấy bấy nhiêu cái chén nhé”.

Hoặc đặt ra những câu hỏi như: “Chim bay, chuồn chuồn bay, vậy con lợn có bay được không?”, nếu trẻ trả lời là “Dạ không” thì bạn có thể tiếp tục hỏi “Tại sao?”, trẻ sẽ trả lời bạn hoặc “Tại vì lợn quá mập” hay “Tại vì lợn không có cánh” hoặc một lý do nào đó thật ngộ nghĩnh, đó chính là lúc trẻ đang vận dụng khả năng tư duy của chúng đấy.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version