Site icon Medplus.vn

4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

Cùng Medplus tìm hiểu thêm về các điều cần biết về bệnh động mạch vành bạn đọc nhé!

Động mạch vành

1. Động mạch vành là gì ?

Bệnh động mạch vành (tên tiếng Anh là Coronary Artery Disease) phát triển khi các mạch máu chính cung cấp máu, oxy, và dưỡng chất bị gây hại và bị bệnh. Những mảng vơ vữa chứa cholesterol trong động mạch vành và quá trình viêm thường gây nên bệnh động mạch vành.

Khi những mảng bám này hình thành, chúng gây hẹp lòng động mạch, làm giảm lượng máu đến nuôi tim. Cuối cùng, sự giảm lượng máu đến tim này có thể gây đau ngực (cơn đau thắt ngực), khó thở và các triệu chứng khác của bệnh mạch vành. Khi tắc nghẽn hoàn toàn gây nên nhồi máu cơ tim.

Vì bệnh động mạch vành thường tiến triển từ từ qua hàng chục năm, bạn có thể không thể nhận biết được đến khi xuất hiện sự tắc mạch máu hoặc có các cơn đau tim.

Tuy nhiên bạn lại có thể làm được nhiều thứ để phòng ngừa và điều trị bệnh động mạch vành. Một lối sống lành mạnh có một tác động tích cực rất lớn vào việc phòng ngừa bệnh này.

2. Nguyên nhân động  mạch vành là gì ?

Bệnh động mạch vành được cho là bắt đầu với những thiệt hại hoặc tổn thương bên trong lớp nội mạc của động mạch vành

Tổn thương được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm :

Quá trình cholesterol và một số chất khác lắng đọng trên thành động mạch vành gọi là quá trình xơ vữa động mạch.

Nếu các mảng xơ vữa bị vỡ ra, các tế bào tiểu cầu sẽ kết tập lại hình thành cục máu đông. Khối máu này có thể chặn dòng máu trong động mạch, dẫn đến một cơn đau tim gọi là đau thắt ngực.

3. Triệu chứng động mạch vành là gì?

Động mạch vành

Nếu động mạch vành của bạn bị hẹp, chúng không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho quả tim bạn, đặc biệt khi nó đập nhanh như trong lúc tập thể thao. Khởi đầu, sự giảm dòng máu tới nuôi tim có thể không gây ra bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào.

Khi mảng xơ vữa tiếp tục tăng kích thước trong lòng động mạch, bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch vành, chúng bao gồm:

Phụ nữ thường có ít các triệu chứng điển hình hơn nam giới khi nhồi máu cơ tim, như ở cổ hay đau tê hàm dưới. Đôi lúc một cơn nhồi máu cơ tim có thể diễn ra mà không có dấu chứng rõ ràng nào.

4. Chữa trị động mạch vành  như thế nào ?

Đối với bệnh mạch vành ổn định, điều trị bao gồm điều chỉnh lối sống như bỏ thuốc lá và rượu bia, chế độ ăn hợp lý, làm việc và tập luyện vừa sức…và dùng thuốc.

Các thuốc điều trị bệnh mạch vành ổn định bao gồm:

  • Aspirine (ngăn ngừa tạo huyết khối),
  • Statine (làm giảm LDL)
  • Cholesterol là thành phần Lipid máu có hại, liên quan rất nhiều với tỷ lệ biến cố và tiên lượng bệnh mạch vành, đồng thời còn có tác dụng làm ổn định, ngăn ngừa nứt vỡ mảng xơ vữa,
  • Thuốc ức chế men chuyển, t
  • Thuốc chện bêta
  • Và 1 số thuốc khác.

Tất nhiên phải tuân thủ chống chỉ định, ví dụ không dùng Aspirine khi đang chảy máu dạ dày, hoặc không dùng chẹn bêta khi có tiền sử hen phế quản…

Một số bệnh nhân bị bệnh mạch vành ổn định sẽ được đặt Stent hoặc phẫu thuật bắc cầu chủ vành nếu có chỉ định.

Đối với hội chứng động mạch vành cấp, BN phải được chăm sóc và điều trị ở các đơn vị mạch vành hoặc khoa Hồi sức cấp cứu. Tại đây BN được theo dõi và chăm sóc tích cực, điều trị nội khoa là nền tảng, một số bệnh nhân sẽ được đặt stent động mạch vành nếu có chỉ định, hoặc được phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.

Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp đến bạn đọc đầy đủ thông tin về động mạch vành, hy vọng bài biết sẽ hỗ trợ được cho bạn đọc nhiều trong cuộc sốnng

Bên cạnh đó Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan :

Exit mobile version