Site icon Medplus.vn

4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH PHÔI THAI NGANG

Cùng Medplus  tìm hiểu 4 điều cần biết về căn bệnh phôi thai ngang bạn đọc nhé!

Phôi thai ngang

1. Phôi thai ngang là gì?

Ngôi thai ngang hiếm xuất hiện nhưng lại là trường hợp phức tạp và nguy hiểm. Thai phụ lúc sinh có ngôi thai nằm ngang thì sẽ gặp khó khăn trong việc sinh nở và 100% ngôi ngang sẽ được chỉ định sinh mổ vì không có cơ chế đẻ ngôi ngang đường âm đạo.

Ngôi thai nằm ngang là trường hợp phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng… của thai trình diện trước eo, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng nên không thể sinh qua đường ngã âm đạo và phải sinh mổ. Đây là loại ngôi thai rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong các kiểu ngôi thai. Khi thai nhi đủ tháng cần mổ chủ động lấy thai.

2. Nguyên nhân của căn bệnh phôi thai ngang

Một số nguyên nhân khiến phôi thai ngang có thể là:

  • Một trong những nguyên nhân gây ra ngôi thai nằm ngang là người mẹ bị dị dạng tử cung, rau tiền đạo, bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… gây ảnh hưởng đến sự bình chỉnh của thai nhi.
  • Việc người mẹ mang đa thai cũng có thể khiến ngôi thai nằm ngang
  • Đa ối, ối ít hoặc do thai chết lưu
  • Có thể do khung chậu của người mẹ cong, khung chậu hẹp
  • Hậu quả từ các cuộc phẫu thuật ở tiểu khung, gây xơ dính, làm cho trục của tử cung bị lệch
  • Dây rốn quá ngắn làm cho thai nhi không xoay hoặc xoay nửa chừng thì không xoay được nữa. Ngược lại, dây rốn quá dài và quấn cổ cũng khiến thai nhi không xoay đầu được
  • Sinh sớm là nguyên nhân và hậu quả của thai ngôi vai

3. Sự nguy hiểm của căn bệnh phôi thai ngang là gì?

Đa số những mẹ bầu được chẩn đoán ngôi thai nằm ngang thì tỏ ra lo lắng không biết ngôi thai ngang có sao không, có nguy hiểm không. Những thắc mắc này hoàn toàn có cơ sở bởi theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định thì ngôi thai nằm ngang có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, lý do là bởi:

  • Do ngôi thai nằm ngang chắn ngay tử cung khiến cho quá trình sinh nở của người mẹ khó khăn hơn.
  • Do áp lực của tử cung không đều, dễ phát sinh màng thai rách sớm, có khi bị đứt dây rốn suy thai cấp, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến việc vỡ tử cung.
  • Thai nhi có thể bị ngạt không thở được và tử vong trước khi có thể chui ra ngoài.

Vì vậy, trong trường hợp ngôi thai nằm ngang, thai phụ sẽ không được khuyến khích sinh thường. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Khi được chẩn đoán ngôi thai nằm ngang, thai phụ nên bình tĩnh và tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên quá lo lắng bởi sinh mổ vẫn đảm bảo được sự an toàn cho bé. Bên cạnh đó, thai phụ cần được theo dõi tích cực ở 3 tháng cuối thai kỳ và nghỉ ngơi ở tháng cuối tránh trường hợp vỡ ối non gây nguy hiểm cho thai nhi.

4. Phương pháp để điều trị căn bệnh phôi thai ngang

Cách dễ dàng nhất để chẩn đoán phôi thai ngang là quan sát tử cung, nếu thấy tử cung rộng và bè ngang bất thường, hãy nghĩ ngay đến trường hợp ngôi ngang. Ngoài ra, khám âm đạo khi mang thai thấy tiểu khung rỗng hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ sờ thấy mỏm vai của thai nhi cũng biết thai có ngôi ngang.

Cách xử trí phôi thai ngang bao gồm:

  • Đây là ngôi thai không thể sinh theo phương pháp tự nhiên, chỉ có thể sinh mổ. Ngoài ra, cần chẩn đoán phát hiện sớm nếu không sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm.
  • Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội xoay thai. Phương pháp này được tiến hành khi cổ tử cung đã mở, tử cung không có sẹo mổ cũ. Thủ thuật được thực hiện bằng cách cho tay vào buồng tử cung và biến ngôi ngang thành ngôi mông, nhưng việc sinh thường cũng sẽ rất khó khăn. Do đó, sinh mổ trong trường hợp này vẫn là an toàn nhất cho sản phụ và thai nhi.
Phôi thai ngang

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh về bệnh phôi thai ngang, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version