Site icon Medplus.vn

4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TEO CƠ DELTA

Cùng Medplus tìm hiểu về 4 điều cần biết về bệnh teo cơ delta là như thế nào bạn đọc nhé!

Bệnh teo cơ delta

1. Bệnh teo cơ delta là gì?

Cơ delta (cơ hình tam giác) là cơ tạo thành đường viền tròn của vai. Theo giải phẫu học, cơ delta bọc quanh khớp vai và kết nối với xương cánh tay. Sự chèn ép của gân khiến cơ delta được phân thành ba bộ sợi cơ rời rạc, bao gồm: Cơ delta phía trước, cơ delta bên (cơ delta trung gian) và cơ delta phía sau. Cơ này có tác dụng đảm bảo các hoạt động của hai bên cánh tay (đặc biệt nâng tay) dưới sự điều khiển của dây thần kinh nách.

Bệnh teo cơ delta là tình trạng rối loạn dẫn đến mất khối lượng cơ delta. Tình trạng này thường kèm theo yếu ở một hoặc cả hai bên vai và cánh tay, dị tật, khó thực hiện những cử động liên quan đến các xương quanh khu vực vai.

Bệnh xảy ra khi những sợi đai của cơ bị xơ hóa do một số yếu tố tác động. Điển hình như không sử dụng cơ trong thời gian dài, quá trình thoái hóa tự nhiên ở người cao tuổi, thường xuyên tiêm thuốc cùng một vị trí, có khuyết điểm ở bộ gen… Tình trạng yếu và mất khối lượng cơ delta xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn.

2. Nguyên nhân bệnh teo cơ delta là gì?

Hiện tại chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh teo cơ delta. Tuy nhiên dựa vào cơ chế, bệnh có thể xảy ra do sự tác động của những vấn đề sau:

Tổn thương thần kinh

Bệnh teo cơ delta có thể xảy ra do tổn thương dây thần kinh mũ (còn được gọi là dây thần kinh nách). Dây thần kinh này điều khiển các hoạt động của cơ delta. Vì thế khi dây thần kinh nách bị tổn thương do có bệnh lý hoặc các chấn thương đặc biệt gây chèn ép, cơ này sẽ bị liệt. Việc lâu ngày không sử dụng sẽ gây ra tình trạng teo cơ.

Tiêm thuốc nhiều lần

Sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ delta sau khi tiêm thuốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ bệnh teo cơ delta. Bởi việc tiêm thuốc vào cơ delta quá nhiều sẽ gây ra tình trạng đau mỏi cơ và xơ hóa.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được liệt kê dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ mất khối lượng cơ delta, bao gồm:

  • Thuốc ngừa sốt rét
  • Penicillin
  • Streptomycin
  • Tetracycline
  • Dramamine
  • Iron

Do gen

Sự khiếm khuyết trong bộ gen có thể gây teo cơ cục bộ hoặc một vị trí của cơ thể, trong đó có cơ delta. Nguyên nhân là do khiếm khuyết trong bộ gen làm cản trở quá trình tổng hợp protein và quá trình chuyển hóa của tế bào cơ. Từ đó gây ra tình trạng mất khối lượng cơ và giảm sức mạnh. Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, còn được gọi là teo cơ bẩm sinh.

Chấn thương

Teo cơ delta có thể xảy ra do chấn thương và một số tác nhân hóa lý khác như phù nề, chảy máu tại chỗ. Nguyên nhân là chấn thương khiến cơ bị dập, phù nề dẫn đến hiện tượng các tổ chức cơ không được nuôi dưỡng. Lâu ngày dẫn đến teo cơ kèm theo yếu ở bên vai và cánh tay bị ảnh hưởng.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu protein và năng lượng khiến tốc độ tổng hợp protein giảm nhanh hơn so với thông thường. Trong khi đó protein chính là thành phần chính là tăng sức cơ, kích thích tạo cơ và duy trì khối lượng cơ của cơ thể.

Không sử dụng cơ

Bệnh teo cơ delta cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân không sử dụng cơ trong thời gian dài do chấn thương hoặc bệnh lý làm cản trở các hoạt động ở vùng vai và cánh tay. Thông thường các biển hiện teo cơ sẽ xảy ra do bệnh nhân không sử dụng cơ trên 10 ngày. Tốc độ teo cơ sẽ nhanh hơn ở người lớn tuổi không sử dụng cơ (tốc độ bình thường: 0,5 – 0,6% tổng khối lượng cơ mỗi ngày).

Hội chứng suy mòn

Hội chứng suy mòn chủ yếu gây teo cơ cục bộ và teo cơ chân do mất cơ liên tục mà không thể kiểm soát bằng liệu pháp dinh dưỡng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hội chứng này có thể gây xơ hóa cơ delta dẫn đến mất cơ. Hội chứng suy mòn thường xảy ra ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết, ung thư, AIDS, bệnh thận mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Thông thường teo cơ do hội chứng suy mòn khó điều trị, cần kiên trì và thường không thể hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân.

Lão hóa

Teo cơ delta có thể xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, phổ biến ở người lớn tuổi. Sự lão hóa làm giảm chất lượng cơ, lâu ngày dẫn đến giảm khối lượng cơ và mất sức mạnh. Trong trường hợp không sớm cải thiện, bệnh nhân có thể bị tàn tật hoặc suy giảm chức năng.

Các phương pháp điều trị teo cơ do quá trình lão hóa thường bao gồm vật lý trị liệu/ chế độ luyện tập tại nhà kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu protein và calo.

Loạn dưỡng cơ

Loạn dưỡng cơ (Muscular Dystrophy) dạng mặt – vai- cánh tay được xác định là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ teo cơ delta. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng mất khối lượng cơ và yếu cơ do di truyền. Loạn dưỡng cơ xảy ra khi các gen đột biến làm cản trở quá trình sinh tổng hợp dystrophin. Đây là một loại protein quan trọng và cần thiết cho khối lượng và các chức năng bình thường của cơ.

Bệnh ở cơ

Bên cạnh loạn dưỡng cơ, viêm cơ delta hoặc xơ cứng teo cơ một bên khiến cơ không được sử dụng hoặc giảm khả năng vận động lâu ngày. Từ đó gây ra tình trạng suy giảm chức năng và mất khối lượng cơ.

3. Triệu chứng bệnh teo cơ delta là gì?

Triệu chứng của bệnh teo cơ delta trong giai đoạn đầu thường mờ nhạt khiến bệnh nhân khó phát triển. Tuy nhiên khi một lượng đáng kể khối lượng cơ mất định, người bệnh có thể dàng nhận thấy một vài triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

4. Điều trị bệnh teo cơ delta

Có rất nhiều phướng pháp điều trị bệnh teo cơ delta, tuy nhiên cách mà mọi  người thường dùng nhất là vật lý trị liệu kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp, để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được hiểu thêm.

Bệnh teo cơ delta

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các căn bệnh teo cơ delta, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version