Cùng Medplus tìm hiểu về các triệu chứng của căn bệnh u xơ tử cung là như thế nào bạn nhé!
1. Bệnh u xơ tử cung là gì?
Bệnh u xơ tử cung là những khối tăng trưởng của mô cơ tử cung, u xơ tử cung có thể dao động về số lượng và kích thước, nó có thể là một hoặc nhiều u, kích thước các khối u xơ từ rất nhỏ đến rất lớn. Theo thống kê, có từ 20-50% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có thể bị u xơ, 30-77% phụ nữ có thể bị u xơ tử cung trong thời gian mang thai.
Chúng thường dễ xảy ra trong độ tuổi từ 16-50. Đây là những thời điểm mà mức estrogen cao. Hầu hết u xơ tử cung là lành tính và không làm tăng nguy cơ ung thử tử cung.
2. Nguyên nhân bệnh u xơ tử cung
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh u xơ tử cung, nhưng các chuyên gia cho rằng nó có liên quan đến mức estrogen.
Trong độ tuổi sinh sản, mức estrogen và progesterone cao hơn. Khi mức estrogen cao đặc biệt là trong thời kỳ mang thai thì u xơ có xu hướng phát triển mạnh hơn. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh u xơ tử cung hình thành.
Các yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ. Nếu trong gia đình bạn có người mắc u xơ thì nguy cơ cao bạn cũng có thể bị mắc.
Tăng cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung.
3. Triệu chứng bệnh u xơ tử cung là gì?
Đa số người bệnh đi khám khi thấy bản thân bị rối loạn kinh nguyệt, kết hôn nhưng mãi chưa có con. Hoặc người bệnh có những cảm giác như: nặng bụng, tức bụng, đau vùng hạ vị hoặc hố chậu.
Một số trường hợp khác là khi khối u hình thành lớn có thể chèn ép lên các cơ quan lân cận, lên bàng quang gây tiểu nhiều hoặc bị bí tiểu, lên trực tràng gây táo bón hoặc đau khi đại tiện, lên ruột, dạ dày dẫn đến các rối loạn tiêu hoá.
Trường hợp bệnh nhân được phát hiện có u xơ trong thời kỳ thai kỳ, u xơ có thể sẽ gây ra một số biến chứng: khối u sẽ làm bong nhau thai sớm làm cho bào thai thiếu máu nuôi, làm dịch chuyển vị trí của bào thai, làm cho người mẹ khó sinh tự nhiên mà phải sinh mổ. Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung khi mang thai vẫn có quá trình phát triển thai bình thường. Tuy nhiên, các khối u sẽ lớn nhanh hơn trong lúc mang thai.
4. Điều trị bệnh u xơ tử cung
Không phải trường hợp mắc bệnh u xơ tử cung nào cũng được chỉ định phẫu thuật. Bởi vì, đối với những u nhỏ, không gây biến chứng thì người bệnh chỉ cần đi khám định kỳ 3 tháng một lần. Hoặc có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
Mục tiêu của việc sử dụng thuốc không phải là để loại bỏ hoàn toàn u xơ mà các chất có trong thuốc sẽ giúp làm thu nhỏ u xơ lại. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật được xem là điều trị triệt để, nhất là các trường hợp:
- Bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bị rong kinh, rong huyết, cường kinh gây ra tình trạng thiếu máu, cơ thể gầy gò, xanh xao và điều trị nội khoa đã không còn có hiệu quả
- Sau khi làm một số kiểm tra, bác sĩ phát hiện u xơ có cuống hoặc cuống xoắn
- Nhận thấy khối u lớn nhanh bất thường và nghi ngờ là ung thư
- U xơ tử cung phát triển sau thời kỳ mãn kinh.
- U xơ tử cung lớn chèn ép gây dị dạng tử cung hoặc cản trở khả năng mang thai (gây sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi).
- Khối u lớn chèn ép các bộ phận khác làm cho người bệnh tiểu tiện hoặc đại tiện nhiều do u xơ tử cung đè lên bàng quang, niệu quản hoặc ruột
- U xơ tử cung to tương đương với một tử cung có thai khoảng 12 tuần.
- U xơ dưới niêm mạc hoặc nằm trong dây chằng rộng
- Khi nghi ngờ ung thư hóa.
Tùy thuộc vào tình trạng của u xơ, tuổi và mong muốn có con của bệnh nhân để bác sĩ điều trị chỉ định mổ u xơ tử cung bằng phương pháp cắt tử cung hay bóc nhân xơ.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về căn bệnh u xơ tử cung, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :