Site icon Medplus.vn

4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VẢY PHẤN HỒNG LÀ GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu về 4 điều cần biết về bệnh vảy phấn hồng bạn đọc nhé!

Bệnh vảy phấn hồng

1. Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Vẩy phấn hồng là bệnh da lành tính, tự giới hạn, thường gặp, được mô tả đầu tiên vào năm 1860. Người bệnh có thể nhận biết bệnh vảy phấn hồng là một bệnh lí phát ban. Vẩy phấn hồng hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và người hơn 65 tuổi. Bệnh thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên với độ tuổi trung bình từ 10 -35 tuổi, trong đó đa phần là nữ.

Khởi phát bằng một mảng hồng ban báo trước có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Tổn thương thường bắt đầu ở vùng ngực, bụng hoặc lưng và sau đó lan rộng khắp người.

Vẩy phấn hồng thường xảy ra vào mùa thu và xuân ở vùng khí hậu ôn đới. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra vào mùa hè ở một vùng khác.

2. Nguyên nhân bệnh vảy phấn hồng là gì?

Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Một vài dẫn chứng cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng có thể là do nhiễm trùng bởi virus, đặc biệt là do một chủng virus Herpes gây ra. Lưu ý, đây không phải là loại virus gây nên mụn rộp sinh dục.

Nhiều câu hỏi được đặt ra là không biết bệnh vảy phấn hồng có lây không. Câu trả lời là không, dù cho đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ những đặc tính của bệnh vảy phấn hồng không phải là bệnh truyền nhiễm.

3. Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng là gì?

Người bị bệnh vảy phấn hồng thường có các tổn thương ở da có hình thoi, màu hồng, bờ hơi nhô. Những triệu chứng khác là tổn thương có hình tròn có ít vảy, sẩn nhô lên có màu hồng.

Vị trí thường gặp là ở vùng ngực, bụng hoặc lưng hai bên hông, thân mình, mặt trong đùi, mặt trong cánh tay và trong một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện ở mặt.

Lưu ý cần phần biệt bệnh vảy phấn hồng với các bệnh có triệu chứng gần giống như:

  • Nấm da
  • Viêm da da dầu
  • Giang mai giai đoạn 2
  • Nổi mề đay
  • Vảy nến thể chấm giọt
  • Viêm da do nhiễm liên cầu

Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh lành tính nhưng có thể để lại vết tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.

Có nghiên cứu đã báo cáo, bệnh vẩy phấn hồng trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây sảy thai. Tỷ lệ khoảng 8 trong số 61 phụ nữ được nghiên cứu. Một số phụ nữ gặp các vấn đề chu sinh khác và sinh non.

Vẩy phấn hồng thể không điển hình do Herpes kết hợp với thuốc cũng có thể dẫn đến hội chứng mẫn cảm với thuốc. Biểu hiện là các phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở da

4. Điều trị bệnh vảy phấn hồng

Trong phần lớn trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán xác định dựa trên khai thác diễn tiến bệnh và quan sát sang thương trên da. Đôi khi trong một số trường hợp, bạn sẽ được chỉ định làm thêm cạo sang thương da để xét nghiệm. Xét nghiệm này được thực hiện để loại trừ các chẩn đoán phân biệt, khi bác sĩ có nghi ngờ.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh trong từ 3 đến 8 tuần mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng ngứa.

Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir hoặc kháng sinh như là erythromycin. Các thuốc này có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa nhiều, bác sĩ điều trị kê thêm các loại kem có chứa corticoid như Elomet, Flucinar, Diprosone,… để giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng ngứa.
  • Các loại xà phòng có hắc ín hay acid salicylic có thể giúp làm bong vẩy
  • Có thể sử dụng các thuốc kháng histamin như Cetirizine , Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine.
  • Thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt để làm giảm các cảm giác khó chịu.

Nếu xác định có nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân.

Sau 3 tháng điều trị bệnh vảy phấn hồng mà bệnh tình không thuyên giảm, bạn cần phải đến tái khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu ngay.

Bệnh vảy phấn hồng

Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các bệnh vảy phấn hồng, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version