Cùng Medplus tìm hiểu các điều cần biết về dị ứng da bạn đọc nhé!
1. Dị ứng da là gì?
Dị ứng da là tình trạng da bị rối loạn lớp biểu bì ngoài cùng, tức được xem như là một hàng rào bảo vệ da. Dị ứng da sẽ là tình trạng da cảm thấy bị phản ứng với một số loại thức ăn, nước uống. Dị ứng da cũng sẽ phát triển nếu gặp một số hợp chất (thường là không vô hại) khi chúng trực tiếp tiếp xúc lên da. Các hợp chất này có thể kể đến như vi rút, vi khuẩn, hoặc các chất hóa học và vật lí tồn tại xung quanh môi trường sống.
Cũng có một số người bị bẩm sinh dị ứng, nhưng cũng có người chỉ có loại thực phẩm hay thức uống đó thì mới gặp dị ứng da.
2. Nguyên nhân dị ứng da?
Môi trường ô nhiễm
Khói bụi tồn tại trong không khí chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Các thành phần này làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, tác động mạnh lên da từ đó hình thành bệnh lý.
Phấn hoa và nhựa cây cỏ có trong môi trường xung quanh cũng khiến một số người bị dị ứng da. Các thành phần hóa học có trong chúng có thể không phù hợp với cấu tạo da của bạn. Do đó, cần cẩn trọng và tránh các tác nhân phổ biến này để bảo vệ bản thân.
Thực phẩm
Một số người có cơ địa không tốt có thể bị dị ứng da nếu ăn hải sản, trứng, đậu, sữa,… Sau khi nạp các loại thức ăn này, người bệnh sẽ xuất hiện các vùng da mẩn đỏ, sưng mặt và có thể cảm thấy buồn nôn, nôn, hoa mắt,… Bạn nên ăn thử một ít những loại thực phẩm này trước khi vào bữa để kiểm tra khả năng hấp thụ của mình.
Thời tiết thay đổi
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng da đó là thời tiết. Khi có sự chuyển biến đột ngột về mặt nhiệt độ, cơ thể có thể thích ứng không kịp. Điều này khiến da nổi mẩn và ngứa ngáy.
Chăm sóc da không đúng cách
Việc lơ là trong vệ sinh da cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng. Các loại bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên da khiến lỗ chân lông bị tắc. Sợi bã nhờn không được làm sạch tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại phát triển.
Da bị suy giảm khả năng tái tạo và phục hồi, hàng rào bảo vệ da trở nên lỏng lẻo, dẫn đến dễ bị dị ứng da khi gặp các yếu tố thuận lợi.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số trường hợp bị dị ứng da vì sử dụng thuốc dài ngày. Các thành phần có trong thuốc có thể khiến da mất cân bằng, trở nên nhạy cảm. Da dễ dàng bị đỏ, nổi hạt, ngứa ngáy khó chịu. Nếu xảy ra vấn đề này, bạn nên đến cơ sở y tế để điều trị.
4. Triệu chứng dị ứng da là gì ?
Các triệu chứng cơ bản của dị ứng da bao gồm:
- Phát ban hoặc nổi mề đay
- Da bị sưng húp
- Xuất hiện các đốm nhỏ trên da
- Có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc châm chích
- Môi, lưỡi, họng sưng
- Đỏ và ngứa mắt
- Da khô hoặc bị nứt nẻ
- Rạn da hoặc da bị bong tróc
- Xuất hiện mủ hoặc mụn nước
- Dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa
- Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
5. Điều trị dị ứng da
Chữa dị ứng da tại nhà giảm nhẹ ngứa ngoài da
Để giảm nhẹ các biểu hiện ngứa rát, nổi mẩn, sưng đỏ da, nhiều người áp dụng các mẹo chữa viêm da theo dân gian. Các thảo dược tự nhiên lành tính có thể giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngoài da tạm thời, sát khuẩn và loại bỏ 1 phần tác nhân dị ứng.
Các cách chữa dị ứng da tại nhà thường được áp dụng là:
- Trị dị ứng da mặt do mỹ phẩm: Dùng mật ong nguyên chất, thoa đều lên da mặt. Sau đó, xông da mặt với nước nóng và rửa lại mặt thật sạch với nước ấm để loại bỏ tác nhân dị ứng, giảm ngứa da.
- Đắp mặt nạ trị dị ứng da: Sử dụng hỗn hợp gồm 1 thìa mật ong, 1 thìa bột yến mạch thoa đều lên mặt sau khi đã rửa mặt thật sạch bằng nước lạnh. Massage da mặt trong 5 phút và rửa lại bằng nước.
- Lá trầu không chữa dị ứng da: Đối với dị ứng da ở tay, chân và các bộ phận khác có thể sử dụng nước nấu từ lá trầu không để ngâm rửa, giảm ngứa, loại bỏ bớt dị nguyên ngoài da
Tuy nhiên các mẹo này không thể điều trị dị ứng triệt để. Bên cạnh đó, nếu áp dụng sai cách, nguyên liệu và cách thực hiện không đảm bảo vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn.
Chữa dị ứng da bằng thuốc Tây hiệu quả nhanh
Tùy vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của tổn thương mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị khác nhau. Chúng có thể bao gồm:
Thuốc kháng Histamine:
- Thuốc này có thể làm giảm sưng đỏ và ngứa khi da bị phát ban. Thuốc cũng có thể hạn chế các triệu chứng chẳng hạn hạn như chảy nước mắt, nghẹt mũi hoặc khó thở do viêm mũi dị ứng.
- Thuốc kháng Histamine có sẵn dưới dạng viên nén, kem thoa da, thuốc nhỏ mắt. Một số loại thuốc được bán mà không cần kê đơn, người bệnh có thể mua chúng ở bất cứ nhà thuốc nào tại địa phương.
Thuốc Corticosteroid:
- Thuốc có sẵn dưới dạng kem thoa, thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt. Thuốc có thể làm giảm viêm và hạn chế các cơn ngứa ngáy do bệnh dị ứng gây ra.
- Một số loại thuốc Corticosteroid dạng nhẹ có thể được bán ở các nhà thuốc mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, các loại mạnh hơn thì cần có đơn thuốc của bác sĩ.
- Tuy nhiên Corticosteroid là một loại thuốc được sử dụng ngắn hạn. Không sử dụng thuốc thoa Corticosteroid quá 7 ngày, trừ khi bạn nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
Kem dưỡng ẩm:
- Các loại thuốc làm mềm da kê đơn hoặc không kê đơn có thể giữ ẩm cho da và giảm ngứa. Các loại kem dưỡng ẩm cũng tạo nên một màng bảo vệ da khỏi các chất dây dị ứng.
Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Dị ứng Da, hy vọng bài đọc sẽ giúp ích nhiều cho bạn
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm những thông tin liên quan: