Site icon Medplus.vn

4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỎI THẬN LÀ GÌ?

Cùng Medplus tìm hiểu về 4 điều cần biết về sỏi thận là gì bạn đọc nhé!

1. Sỏi thận là gì?

Vậy sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau.

2. Nguyên nhân sỏi thận là gì?

Vậy  nguyên nhân sỏi thận là gì?

Nguyên nhân sỏi thận là:

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin…

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Thói quen uống ít nước

Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài

Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

Nhịn ăn sáng

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

3. Triệu chứng sỏi thận là gì?

Có tới 30% dân số trên thế giới bị sỏi thận, nhũng chỉ có ½ trong số đó có những triệu chứng rõ rệt. Mặc dù không gây ra triệu chứng đau đớn nào nhưng chúng vẫn gây hại cho hệ tiết niệu như: làm nghẽn dòng nước tiểu, gây nhiễm trùng đường tiết niệu…

Những viên sỏi này khi bị rơi xuống niệu quản và kẹt ở đó, thì các triệu chứng gây đau đớn mới xuất hiện nhiều, đặc biệt là những cơn đau quặn thận, cơn đau sẽ di chuyển dần từ hông lưng (mạn sườn) tới bụng dưới và cuối cùng lan tới bìu. Một vài triệu chứng đi kèm, gồm có:

4. Chữa trị sỏi thận như thế nào?

Tùy vào kích thước sỏi mà sẽ có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận khác nhau

Đối với những viên sỏi nhỏ, có kích thước < 7mm và không có biến chứng ở hệ tiết niệu, thì có thể sử dụng các phương pháp nội khoa, ví dụ như: Sử dụng thuốc, chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung nước, chăm chỉ vận động, ăn uống đúng giờ…

Còn những trường hợp sỏi thận > 10mm: Sử dụng các biện pháp ngoại khoa. Ngày nay, phẫu thuật mổ mở trên thế giới, nhất là ở những quốc gia phát triển y tế ít sử dụng hơn do phương pháp mổ khá là nhiều biến chứng nguy hiểm. Còn ở nước ta, phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi, bởi bệnh nhân khi tới gặp bác sĩ thì đã ở giai đoạn nặng và có nhiều biến chứng ở hệ tiết niệu rồi.

Những phương pháp điều trị sỏi thận 7mm, 10mm, 20mm hiệu quả và ít biến chứng nhất sau khi phẫu thuật, không gây đau đớn, có thể kể đến:

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về sỏi thận là gì, hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu dụng, giúp bạn đọc nâng cao cuộc sống và hạnh phúc gia đình hơn

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan như:

Exit mobile version