Site icon Medplus.vn

4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY

Cùng Medplus tìm hiểu về 4 điều cần biết về teo niêm mạc dạ dày bạn đọc nhé!

Teo niêm mạc dạ dày

1. Teo niêm mạc dạ dày là gì?

Viêm teo niêm mạc dạ dày là hiện tượng do các vi khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày phá hủy niêm mạc sau một thời gian dài gây nên. Teo niêm mạc dạ dày là tình trạng đặc trưng do viêm mãn tính, tế bào tuyến của dạ dày bị mất đi và thay thế bằng các biểu mô dạng niêm mạc ruột, tuyến môn vị và môn xơ.

Viêm dạ dày mãn tính ở giai đoạn cuối sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày. Nhưng cũng có một số trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn khi hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào niêm mạc lành do một lỗi nào đó trong cơ thể. Đó gọi là viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn.

2. Nguyên nhân teo niêm mạc dạ dày

Nguyên nhân mắc bệnh thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori cư trú và lây nhiễm ở dạ dày. Ổ vi khuẩn nằm ở bên trong lớp nhầy của dạ dày cùng biểu mô bề mặt dạ dày và hiếm khi có mặt trong các tuyến sâu hơn.

Nhiễm khuẩn này thường mắc phải trong thời thơ ấu và phát triển suốt cuộc đời của bệnh nhân nếu không được chữa trị. Tổn thương đáng kể gắn liền với việc giải phóng vi khuẩn và các chất độc gây viêm dẫn đến tổn thương các tế bào biểu mô dạ dày dẫn đến mất tế bào tăng dần hoặc teo dạ dày theo thời gian.

Quá trình viêm dạ dày mạn tính do H.Pylori tiến triển với 2 dạng lâm sàng là viêm dạ dày chủ yếu hang vị và viêm dạ dày teo đa ổ. Cần lưu ý, bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày và loét dạ dày thường mắc phải dạng viêm dạ dày teo đa ổ hay gặp ở các nước đang phát triển ở châu Á.

Đối với viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn – thiếu hụt chất cobalamin (vitamin B12). Bệnh có khởi đầu âm thầm và tiến triển chậm chạp. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào lành ở niêm mạc dạ dày do một lỗi sai nào đó. Kháng thể là các protein giúp cho cơ thể phát hiện và chống lại nhiễm trùng. Chúng thường chống lại các tác nhân có hại ví dụ như vi khuẩn hay virus.

Tuy nhiên các kháng thể trong bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn tấn công nhầm các tế bào dạ dày có chức năng tiết acid giúp tiêu hóa thức ăn. Các kháng thể cũng có thể tấn công yếu tố nội của dạ dày, là một loại protein do các tế bào dạ dày tiết ra giúp hấp thu vitamin B12.

Khi thiếu yếu tố nội có thể gây ra thiếu máu ác tính, sự thiếu vitamin B12 làm cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Thiếu hụt vitamin B12 tác động chủ yếu đến hệ huyết học, tiêu hóa và thần kinh. Gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ, xuất huyết giảm tiểu cầu…

Khi bị teo niêm mạc dạ dày, chức năng tiết axit của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều nhất nên các triệu chứng liên quan đến vấn đề này thường gặp hơn: khó tiêu, đầy bụng, mau no, ăn không ngon, ợ hơi, cảm giác nghẹn ngực sau ăn, sôi bụng, tiêu phân lỏng sệt. Tuy nhiên một số trường hợp chức năng che chở bị ảnh hưởng trước nên bệnh nhân bị đau bụng vùng trên rốn nhiều và đau nhiều khi ăn chua cay.

3. Triệu chứng teo niêm mạc dạ dày

Thông thường, người bệnh không hề biết mình bị viêm teo niêm mạc vì nó không gây ra triệu chứng đáng chú ý. Do đó, tình trạng này không được phát hiện và chẩn đoán đúng trong nhiều năm trời.

Các triệu chứng có thể gặp phải ở mỗi người có khi không giống nhau và còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm.

Khi viêm teo niêm mạc do viêm nhiễm vi khuẩn (như H. pylori) thì người bệnh có khả năng bị:

  • Sụt cân ngoài ý muốn
  • Nôn mửa
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Đau bụng
  • Loét dạ dày

Trường hợp bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn, người bệnh thường có các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu ác tính, bao gồm:

  • Đau ở ngực
  • Mệt mỏi
  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Tim đập nhanh

Một số trường hợp thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh khiến người bệnh gặp các triệu chứng như:

  • Lú lẫn
  • Đi không vững, mất thăng bằng
  • Ngứa ran hoặc tê ở tay/ chân

4. Điều trị teo niêm mạc dạ dày

Hầu hết người bệnh đều có các triệu chứng được cải thiện tốt sau khi được điều trị.

Quá trình điều trị thường tập trung vào mục tiêu loại bỏ triệt để vi khuẩn H. pylori bằng cách sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường chỉ định thêm thuốc làm giảm hoặc trung hòa axit trong dạ dày, giúp lớp niêm mạc mau lành lại.

Những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn được điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin B12 dưới dạng tiêm. Cách này giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, bác sĩ cũng tập trung vào việc đảm bảo cho người bệnh không bị thiếu sắt.

Teo niêm mạc dạ dày

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các căn bệnh teo niêm mạc dạ dày, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version