Cùng Medplus tìm hiểu thêm về nguyên nhân và triệu chứng của trúng gió là gì bạn đọc nhé!
1. Trúng gió là gì?
vậy trúng gió là gì?
Hiện tượng trúng gió mà dân gian hay nhắc đến đồng nghĩa với bệnh cảm theo cách gọi của Tây y, bệnh “thời khí” trong Đông y. Nguyên nhân trúng gió là do yếu tố thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… tác động đột ngột, khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.
Trúng gió là hiện tượng không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý khi bị trúng gió thì sau vài ngày cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến âm thầm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
2. Nguyên nhân trúng gió là gì?
Cùng tìm hiểu về nguyên nhân của trúng gió là gì ? bạn nhé
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng, mưa, gió, sương lạnh thay đổi thất thường khiến cho cơ thể không kịp thích ứng. Từ đó không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.
3. Triệu chứng trúng gió là gì?
Vậy dấu hiệu để nhận biết triệu chứng của trúng gió là gì?
- Cảm giác ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân.
- Nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Nặng hơn có thể hôn mê, chân tay co cứng…
- Để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng… nếu không được cấp cứu kịp thời.
4. Điều trị trúng gió là gì?
Bị trúng gió nên làm gì?
Khi bị trúng gió, nếu không có những hướng xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ để lại di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nhiều bộ phận trên cơ thể. Dưới đây là một số cách trị trúng gió đơn giản và hiệu quả.
Cách chữa trúng gió trong Đông y
- Làm ấm cơ thể bằng cách uống trà gừng hoặc uống nước ấm hòa gừng tươi giã nát.
- Giữ ấm lòng bàn chân bằng cách thoa dầu nóng, xoa bóp
- Ăn cháo hành nóng hoặc tía tô khi người bệnh đã tỉnh táo và phục hồi
- Thoa dầu nóng ở các vị trí thái dương, đầu mũi, sau tai, cổ, huyệt nhân trung
- Nếu người bệnh bất tỉnh, dùng ngón tay bấm vào huyệt nằm ở dưới gốc mũi (còn gọi là huyệt nhân trung). Lưu ý, kê cao chân của bệnh nhân để đầu ở vị trí thấp hơn, tăng lưu lượng máu lên não.
- Tránh tuyệt đối gió lạnh và giữ ấm hoàn toàn cho cơ thể.
- Dân gian thường hay cạo gió, giác hơi để trị trúng gió, tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với người cao huyết áp và phụ nữ mang thai.
Cách chữa trúng gió trong Tây y
Trong Tây y, khi bị trúng gió nên làm gì? Thông thường khi trúng gió, các bác sĩ sẽ cho người bệnh uống các loại thuốc cảm mạo như: paracetamol, paradol… hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng trúng gió như: hạ sốt, giảm đau và tăng đề kháng cho cơ thể bằng vitamin C. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng hơn.
Bị trúng gió nên ăn gì?
Sức khỏe của người vừa trúng gió rất yếu. Vì thế, người bệnh cần chú trọng trong việc ăn uống để cơ thể nhanh phục hồi. Dưới đây là những thực phẩm người vừa bị trúng gió nên ưu tiên sử dụng:
Gừng
Giúp làm ấm cơ thể, lưu thông mạch máu, kháng viêm, giảm đau nhức. Bạn có thể kết hợp gừng với mật ong hoặc chanh để tăng hiệu quả.
Cam
Đây là loại trái cây giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể ăn cam hoặc uống nước cam vắt sau khi bị trúng gió để cơ thể nhanh chóng được phục hồi.
Cháo hành, cháo tía tô nóng
Trong tía tô và hành lá có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa, cơ thể mới ốm dậy vẫn còn rất yếu và ăn cháo sẽ hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn, nhẹ nhàng hơn. Từ đó giúp cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Bạn nên ăn cháo khi còn nóng để làm ấm cơ thể sau khi bị trúng gió.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về triệu chứng trúng gió là gì?, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :