Cùng medplus tìm hiểu về căn bệnh viêm tai giữa ở trẻ như thế nào bạn đọc nhé!
1.Viêm tai giữa ở trẻ là gì?
Viêm tai giữa ở trẻ là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường.
Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
- Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, tổn thương kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy nặng tai.
Các dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở trẻ. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết do bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến khả năng học ở trẻ mắc bệnh. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.
2. Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ
Dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa ở trẻ thường khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức bị nghe giảm.
Ngoài ra còn có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp bị sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…
Để phát hiện bệnh, trẻ em cần được sự hỗ trợ từ bác sĩ trong chẩn đoán chẳng hạn như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope) hay kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).
3. Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ là do các loại virus, vi khuẩn phát triển trong tai giữa bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi… Ngoài ra bệnh lý này có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Ảnh hưởng các bệnh hô hấp: Bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan kéo dài cũng có thể dẫn đến bệnh viêm tai giữa.
- Do chấn thương: Người bệnh có tiền sử chấn thương gây thủng màng nhĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa.
- Do cơ thể chưa hoàn thiện: Trường hợp này chỉ xảy ra đối với trẻ em sơ sinh đo kích thước và hình dạng ống Eustachian chưa phát triển hoàn thiện tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Môi trường sống: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, chất lượng không khí kém cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
- Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục khiến cơ thể không thích ứng kịp.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như khói thuốc lá, chế độ sinh hoạt… cũng là một trong những tác nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ , bạn cần hạn chế tiếp xúc và phòng tránh những tác nhân này.
4. Chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?
Việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhằm mục đích phục hồi thính lực, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý mạn tính không phục hồi như viêm tai dính, xơ nhĩ, túi co kéo màng nhĩ hay xẹp nhĩ, ngăn ngừa viêm tai giữa cấp tái phát.
Đối với điều trị nội khoa, các thuốc được dùng điều trị gồm kháng sinh, kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid, bơm hơi vòi nhĩ (giúp cải thiện thính lực ngay nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không quá 1 giờ, sử dụng thường xuyên, có thể gây chấn thương loa vòi và gây nhiễm trùng ngược dòng).
Đối với điều trị ngoại khoa, người bệnh được tiến hành nạo VA; cắt amidan khi có viêm amidan và viêm mũi họng tái đi tái lại; đặt ống thông khí là giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.
Sức khỏe ở trẻ là một vấn đề cần được quan tâm , chăm sóc kĩ lưỡng vì vậy khi phát hiện những bất ổn ở trẻ nhỏ người thân hoặc người giám hỗ nên đưa trẻ em đi khám để có thể kịp thời chữa trị, kịp thời ngăn chặn những biến chứng xấu!
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Bệnh viêm tai giữa ở trẻ, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc nhiều!
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia
Bên cạnh đó, medplus cũng giới thiệu với bạn đọc một số căn bệnh: