Site icon Medplus.vn

4 ĐIỀU CẦN HIỂU BIẾT VỀ TIÊU CHẢY LÀ GÌ

Cùng Medplus tìm hiểu về tiêu chảy là gì và có những nguyên nhân triệu chứng như thế nào bạn nhé!

1.Tiêu chảy là gì ?

tiêu chảy là gì

Chủ động tìm hiểu tiêu chảy là gì để có thể ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc xảy ra bạn nhé!

Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2-3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng; các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.

Vậy tiêu chảy, (bắt nguồn từ phương ngữ tiếng Việt miền Nam), còn gọi là ỉa chảy, tiếng Anh: Diarrhea là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Bệnh có hai dạng là “tiêu chảy cấp tính” và “tiêu chảy mạn tính”

 

2. Nguyên nhân tiêu chảy là gì ?

tiêu chảy là gì

Vậy nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.

Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán, các loại kí sinh trùng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây bùng phát dịch lớn như: tả, lỵ, thương hàn…

Vệ sinh kém

Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Rối loạn vi sinh đường ruột

Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây rối loạn tiêu hoá. Hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.

Không hấp thu đường

Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa…

Chính vì vậy, khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ỉa chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau đây:

Ngộ độc thực phẩm

Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích

Đây là bệnh rối loạn chức năng đường tiêu hoá mạn tính, hay tái phát. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng ở đại tràng. Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.

Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Viêm đại tràng

Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, còn xuất phát từ một số nguyên nhân như: rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy.

3.Triệu chứng tiêu chảy là gì ?

Triệu chứng tiêu chảy là gì? Chúng có nguy hiểm không?

tiêu chảy là gì

Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ vừa hoặc nặng thì gây mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mất nước nhiều rất nguy hiểm do nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Cần đến cơ sở y tế khi có các triệu chứng:

4.Biện pháp chữa trị tiêu chảy ?

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiêu chảy?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi các triệu chứng cũng như quá trình bệnh của bạn để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Bạn nên kể chi tiết về cảm giác của bạn, số lần đi tiêu trong ngày, những gì bạn đã ăn trước khi bị tiêu chảy, các loại thuốc đã và đang dùng, các triệu chứng đi kèm nếu có.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải làm xét nghiệm bổ sung để biết thêm về tình trạng của bạn. Những xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và phân, khám trực tràng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiêu chảy?

Đối với tiêu chảy nhẹ, việc điều trị thường chỉ là bồi hoàn lại đủ số dịch bị mất. Điều này có nghĩa bạn cần phải uống nhiều nước, hoặc uống các thức uống có chứa chất điện giải.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải đến bệnh viện để truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn uống một loại dung dịch bù nước, đây là loại nước uống được pha chế đặc biệt để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước, đặc biệt là do tiêu chảy.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến tiêu chảy?

Theo các nhà dinh dưỡng, bạn có thể kiểm soát được tiêu chảy nếu áp dụng một số biện pháp sau:

Tiêu chảy cấp tính có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh có thể dễ dàng kiểm soát nếu được điều trị thuốc và bù đủ nước điện giải cũng như chất dinh dưỡng.

Đối với những trường hợp tiêu chảy nặng và mất quá nhiều nước (như bệnh tả), người bệnh cần được nhập viện để bù nước nhanh bằng đường truyền tĩnh mạch.

Khi bị tiêu chảy, người chăm sóc cần tránh việc cho bệnh nhân nhịn ăn hoặc uống, nên cho uống nhiều nước và ăn uống bình thường, chú ý chọn thức ăn nấu chín kỹ và dễ tiêu hóa như cháo thịt, cơm…

Tốt nhất bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp. Còn những trường hợp tiêu chảy kéo dài, bạn cần tìm kiếm nguyên nhân và điều trị phức tạp hơn và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu từ nguồn : wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về câu hỏi tiêu chảy là gì?, hy vọng có thể hỗ trợ nhiều cho quyết định khám bệnh của bạn

Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc một số căn bệnh :

Exit mobile version