Site icon Medplus.vn

4 loại bệnh Viêm Giác Mạc thường gặp ở người bệnh

viêm giác mạc

Bệnh viêm giác mạc là gì?

Giác mạc là một mảnh mô mỏng trong suốt có hình vòm nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Bệnh viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị viêm sau một chấn thương hay nhiễm trùng nào đó. Khi giác mạc bị viêm, nó sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Đây là một bệnh rất nguy hiểm. Có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, thủng nhãn cầu. Thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực nếu không được điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc

Có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm giác mạc là nhiễm trùng mắt chấn thương mắt.

Nhiễm trùng mắt

Tác nhân có thể gặp là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm….Bệnh thường xảy ra ở những người sử dụng kính áp tròng không đúng cách. Thông qua đó, vi sinh vật sẽ phát triển trên bề mặt kính và gây nên tình trạng nhiễm trùng tại giác mạc.

Chấn thương mắt

Phản ứng viêm sẽ xuất hiện khi giác mạc bị tổn thương hoặc trầy xước bởi dị vật. Vi sinh vật cũng có thể thông qua vết thương xâm nhập vào giác mạc làm nặng hơn tình trạng bệnh.

Nguyên nhân khác

Thiếu hụt vitamin A, các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch, tình trạng khô mắt kéo dài… cũng có thể dẫn tới viêm giác mạc. Biến chứng của bệnh mắt hột như: lông quặm, khô mắt….Tổn thương thần kinh: Liệt VII (gây mắt nhắm không kín).

Phân loại bệnh viêm giác mạc

Có các loại viêm giác mạc thường thấy bao gồm:

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng phổ biến. Thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới (65–71% bệnh nhân là nam giới). Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. 

Dấu hiệu của bệnh viêm giác mạc

Viêm giác mạc thường bắt đầu ở lớp ngoài cùng của giác mạc và lan dần vào bên trong mắt. Nếu không nhận ra các triệu chứng của bệnh viêm giác mạc để được điều trị kịp thời thì viêm có thể lan sâu vào trong mắt, gây giảm thị lực và thậm chí là mù lòa. 

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm giác mạc là đau. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm. Nếu giác mạc bị viêm trên phạm vi rộng, bạn có thể nhìn thấy các vùng màu xám hoặc màu trắng đến màu xám trên giác mạc.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

Bệnh viêm giác mạc mắt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt khi mắt bị thương hoặc nhiễm virus. Nếu là các nguyên nhân khác, viêm thường xuất hiện ở cả hai mắt.

Chẩn đoán bệnh viêm giác mạc

Dựa trên bệnh sử và các triệu chứng, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của bạn.

Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra mắt. Mục đích của kiểm tra này là để đánh giá thị lực bằng cách sử dụng các biểu đồ mắt tiêu chuẩn. Bác sĩ dùng đèn bút để khám mắt. Với đèn này, bác sĩ có thể đánh giá kích thước, phản ứng của con ngươi và phát hiện các yếu tố tổn thương khác (vết loét, trầy xước,…)

Trong một số trường hợp, kiểm tra bằng đèn khe là cần thiết. Đèn khe là một dụng cụ đặc biệt cung cấp một nguồn ánh sáng và kính phóng đại. Bác sĩ có thể nhìn thấy rõ các cấu trúc với độ phóng đại cao. Để phát hiện tính chất và mức độ viêm giác mạc, cũng như ảnh hưởng của nó trên các cấu trúc khác của mắt.

Nếu cần thiết, một mẫu nước mắt hoặc một số tế bào từ giác mạc có thể được lấy và phân tích trong phòng thí nghiệm. Để xác định nguyên nhân gây viêm giác mạc và phát triển kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng của bạn.

Cách điều trị bệnh viêm giác mạc

Người bệnh cần được điều trị sớm. Điều trị viêm giác mạc tùy thuộc vào nguyên nhân. Tránh nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thị lực sau này.

Thông thường, nếu viêm giác mạc do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh và căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị phù hợp. Nếu chỉ xước giác mạc nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc mỡ kháng sinh tra mắt. 

Trường hợp nặng không điều trị được bằng thuốc bệnh nhân có thể được phẫu thuật. Tùy theo tình trạng mà có các phương pháp phẫu thuật khác nhau: phủ kết mạc, ghép màng ối, ghép giác mạc…

Nếu do khô mắt có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhỏ mắt. Tuyệt đối không được tra thuốc có Corticoid nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc:

Các phương pháp ngăn ngừa bệnh viêm giác mạc

Bảo vệ sức khỏe của mắt rất quan trọng, bạn có thể phòng ngừa các bệnh về mắt bằng những cách sau đây:

Khi nào bạn cần đến bác sĩ

Bệnh viêm giác mạc rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, mù lòa. Chính vì những biến chứng do bệnh để lại nghiêm trọng. Người bệnh khi thấy các triệu chứng khó chịu ở mắt nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết đã cung cấp thông tin cơ bản về bệnh viêm giác mạc cho bạn đọc. Để các bạn có thể hiểu và phát hiện được bệnh sớm. Bài viết không đưa ra lời khuyên. Tất cả thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng đánh giá chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa. 

Tiến triển và kết quả điều trị sẽ tốt hơn nếu như có sự hợp tác của cả bác sĩ và người bệnh. Hãy lắng nghe và hợp tác với bác sĩ bạn nhé.

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Vinmec, Pacific Cross

Exit mobile version