Site icon Medplus.vn

4 Loại sàng lọc để tầm soát ung thư

Ung thư là căn bệnh khiến người mắc phải bất ngờ khi phát hiện ra. Bởi vì ung thư có thể được phát hiện ra từ sớm nhưng cũng có thể là lúc nó đã ở giai đoạn cuối và ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị sẽ bị hạn chế. Do đó, để phát hiện sớm, cách tốt nhất chính là tầm soát ung thư.

Để tầm soát ung thư, khám sàng lọc là một trong những bước quan trọng nhất. Khám sàng lọc đã được công nhận là mang lại hiệu quả trong việc giảm lượng người tử vong khi mắc một số loại ung thư. Khám sàng lọc sẽ được thực hiện trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng. Nó giúp phát hiện ra bệnh ung thư từ sớm, những bất thường nhỏ hay có thể những tác nhân có thể dẫn đến ung thư.

Tuỳ vào tuổi tác và giới tính mà chúng ta có những loại sàng lọc khác nhau:

 

1. Sàng lọc cho mọi người

Cả nam giới và nữ giới đều được khuyến nghị làm một số xét nghiệm để có thể phát hiện ra ung thư ruột kết và ung thư phổi.

1.1. Ung thư ruột kết

Một số người từ độ tuổi 45 – 50 nên được tầm soát ung thu ruột kết kể cả những người không có tiền sử cũng như bất kỳ hội chứng ung thư nào. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào hay trong những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư thì bạn nên tầm soát ung thư trước độ tuổi khuyến nghị.

Bạn hãy đến bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế để có được sự tư vấn và đưa ra quyết định tốt nhất và sàng lọc ung thư. Kiểm tra hình ảnh hoặc cấu trúc của đại tràng và trực tràng và xét nghiệm dựa trên phân là hai phương pháp phổ biến để xét nghiệm ung thư ruột kết.

Tin liên quan: 9 Tác nhân gây ra ung thư đại tràng

1.2. Ung thư phổi

Nếu đàn ông hoặc phụ nữ ở tuổi 55 có tiền sử hút thuốc thì hãy cho chuyên gia y tế biết để họ kết luận có nên thực hiện sàng lọc phổi hay không. Vì ung thư phổi ở gia đoạn đầu điều trị tương đối dễ hơn.

Nếu bạn ở trong các trường hợp dưới đây thì bạn nên kiểm tra ung thư phổi định kì:

Tin liên quan: 6 Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

2. Sàng lọc dành cho nam giới

Nam giới nên nói cho bác sĩ của mình biết về những xét nghiệm ung thư của mình ngay cả khi có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt.

Tất cả nam giới đều được khuyến khích xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định đúng đắn hơn thì nam giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm này. Nếu bác sĩ đồng ý thì họ có thể cho nam giới làm xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) định kỳ.

2.1. Kiểm tra PSA

Thông qua phương pháp này, nếu mức PSA tăng cao thì có khả năng nam giới đang mắc ung thư tuyến tiền liệt mặc dù chưa có ngưỡng cụ thể về mức độ của PSA. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp phổ biến nhất hiện tại.

Tin liên quan: PSA là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm PSA?

2.2. Kiểm tra tiếp theo

Một phương pháp khác nếu thông số của PSA có vấn đề. Đó là phương pháp kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE), bác sĩ sẽ đưa ngón tay vào trực tràng để kiểm tra có vết sưng hay bất kì khối u nào hay không. Bên cạnh đó, một phương pháp khác là sinh thiết tuyến tiền liệt. Sinh thiết tuyến tiền liệt có thể là bước tiếp theo nếu kết quả PSA hoặc DRE là bất thường. Tuy nhiên, vẫn có trường bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm hình ảnh tuyến tiền liệt.

3. Khám sàng lọc cho phụ nữ

Phụ nữ nên khám sàng lọc bao gồm xét nghiệm các dấu hiệu ban đầu của ung thư cổ tử cung và ung thư vú.

3.1. Ung thư cổ tử cung

Tất cả phụ nữ từ 25 đến 65 tuổi có cổ tử cung nên được tầm soát ung thư cổ tử cung. Hầu hết các loại ung thư cổ tử cung là do vi rút u nhú ở người (hoặc HPV) gây ra .

Tầm soát thường xuyên có thể xác định các tổn thương do HPV gây ra trước khi chúng trở thành ung thư (để có thể loại bỏ chúng) và giúp phát hiện các loại ung thư cổ tử cung khác ở giai đoạn sớm, dễ điều trị hơn. Loại sàng lọc bạn nên nhận — và tần suất — sẽ phụ thuộc vào tuổi và tiền sử sức khoẻ của bạn.

Các xét nghiệm sàng lọc để kiểm tra ung thư cổ tử cung bao gồm:

Có thể sẽ thực hiện thêm xét nghiệm để xác định mức độ của các thay đổi nếu những xét nghiệm trước đó bất thường. Tuỳ vào mỗi người phụ nữ mà có thể làm ít hoặc nhiều xét nghiệm hơn. Chẳng hạn như, những phụ nữ có tiền sử điều trị ung thư, hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh xã hội như HIV cần xét nghiệm thường xuyên hơn.

Những phụ nữ đã cắt tử cung toàn bộ vì những lý do không liên quan đến ung thư thì không cần sàng lọc. Những người béo phì khi sàng lọc sẽ gặp khó khăn hơn do khó tiếp cận tử cung của họ.

3.2. Ung thư vú

Nhìn chung, phụ nưc nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ cũng như những ảnh hưởng của ung thư vú có thể ảnh hưởng đến những kiến nghị tầm soát. Việc tầm soát ung thư vú ở phụ nữ còn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của họ

Những phụ nữ được coi là có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú trung bình nên bắt đầu hỏi bác sĩ về việc khám sàng lọc hàng năm bắt đầu từ tuổi 40. Sau tuổi 55, phụ nữ có thể chuyển sang khám mỗi năm hoặc họ có thể chọn tiếp tục chụp X-quang tuyến vú hàng năm.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh trung bình nếu bạn không có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mạnh về bệnh, không có đột biến gen làm tăng nguy cơ và chưa xạ trị trước 30 tuổi.

Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên bắt đầu tầm soát hàng năm sớm hơn nhiều, thường vào khoảng tuổi 30. Những phụ nữ này bao gồm những người:

Nếu có sức khoẻ tốt thì phụ nữ nên duy trì sàng lọc định kì. Các xét nghiệm tầm soát ung thư vú phổ biến nhất là chụp X-quang tuyến vú thường xuyên và khám vú lâm sàng.

Bên cạnh chụp X-quang tuyến vú, nữ giới người có nguy cơ mắc ung thư cao thì cần chụp cộng hưởng từ vú (MRI) định kì mỗi năm. Bệnh nhân được tiêm thuốc cản quang vào máu để có độ tương phản tối đa của mô vú và một máy MRI được chuẩn bị để thựuc hiện điều trị. Nếu kết quả hình ảnh có bất thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra.

Tin liên quan: Ung thư vú và những điều bạn nên biết

4. Các loại sàng lọc tầm soát ung thư khác

Sàng lọc buồng trứng, tuyến tụy, tinh hoàn và tuyến giáp cũng là những loại sàng lọc ung thư khác. Tuy nhiên, việc tầm soát những loại ung thư này cũng không có khả năng và hiệu quả cao trong việc điều trị. Việc tầm soát ung thư miệng, ung thư bàng quang và ung thư da chưa có đủ bằng chứng được thiết lập để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Nguồn: Cancer Screenings: Which You Might Need

 

Exit mobile version